Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách tính NGÀY DỰ SINH đơn giản, chuẩn không cần chỉnh dành cho các mẹ bầu

Thời gian mang thai của mẹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời gian trưởng thành của thai nhi, thời gian ngắn chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ,...vì vậy ngày dự sinh của mỗi người cũng không giống nhau. Cùng tham khảo cách tính ngày dự sinh cực đơn giản dưới đây để biết chính xác ngày con chào đời nhé

Bạn đã biết độ chính xác của ngày dự kiến sinh không hoàn toàn chính xác?. Trên thực tế, chỉ có 5% số trẻ sinh ra đúng ngày dự sinh, tức là tuân theo quy luật 9 tháng 10 ngày mang thai. Việc biết được thời gian dự sinh sẽ giúp ích rất nhiều cho các bà mẹ từ khâu chuẩn bị đồ dùng tới tâm lý...


 Để xác định đúng ngày bé chào đời, các mẹ có thể tham khảo một số cách tính ngày dự sinh đơn giản sau đây:

1. Tự tính ngày dự sinh

- Đếm tuần thai

Bình thường chu kỳ mang thai là 280 ngày = 40 tuần. Bạn lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, đánh dấu vào lịch, xem nó vào ngày thứ mấy trong tuần (ví dụ thứ 3 chẳng hạn). Sau đó đếm đủ 40 cái thứ 3 đó là ngày dự sinh.

- Quy tắc 9 tháng 10 ngày

Lấy ngày đầu kỳ kinh cuối cùng, đếm đến tháng thứ 9 rồi cộng thêm 10 ngày.

Ví dụ: ngày đầu kỳ kinh cuối cùng của bạn là 13/6/2017 thì dự kiến sinh ngày 23/3/2018.

- Luật Nagele (+7/-3)

Đây là cách lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối thêm 7 ngày và trừ đi 3 tháng. Phương pháp tính này dựa trên chu kỳ kinh 28 ngày.

Ví dụ: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối là 13/7, vậy bạn sẽ sinh vào ngày 20/4 năm sau.

- Dựa vào thời gian phản ứng có thai

Ngoài ra phản ứng mới có thai thường bắt đầu khoảng sau khi tắt kinh 6 tuần, khi xuất hiện ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần là tính ra ngày dự kiến sinh.
- Dựa vào thời gian thai cử động

Thời gian thai cử động thường bắt đầu vào cuối tháng thứ 4 đầu tháng thứ 5, ngày xuất hiện hiện tượng thai cử động thêm 20 tuần là thời gian dự kiến sinh.

2. Khám thai để tính ngày dự sinh

Các nhà chuyên môn sẽ dựa vào tuần thai để tính tuổi thai và dự tính ngày sinh thông qua các dấu hiệu lâm sàng như chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động, nghe thấy tim thai.

Ngoài ra còn dùng kỹ thuật X-quang. Ví dụ khi có điểm cốt hóa xuất hiện trên phim thì tuổi thai từ 12-14 tuần; trước 16 tuần đã có thể phát hiện ra bóng của ruột và tiểu khung của thai. Tuy nhiên chụp X-quang có một vài ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã thay thế cho kỹ thuật X-quang.

Sử dụng siêu âm để tính tuổi thai không cần dựa vào ngày mất kinh hay ngày thụ thai; 5 tuần đã có thể nhận ra một cực thai; 7- 8 tuần đã nhận ra nhịp đập của tim thai.

Kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi. Tuy nhiên, đây là một cách thức không chính xác, bởi không có “một kích thước chung” cho mọi thai nhi. Một vài bào thai có thể lớn, nhưng một số khác lại nhỏ hơn.

Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai là phương pháp đáng tin cậy để xác định tuổi thai ở 20- 30 tuần. Sự phát triển của thai trong giai đoạn này tăng dần và nhanh; số đo chính xác nhất ở tuần 20- 24 và đo lại vào lúc 26- 30 tuần. Do vậy đây là căn cứ để xác định ngày trẻ chào đời.

Theo Huong Tuoi/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Mẹ mắc bệnh thiếu máu thalassemia khi mang thai có nguy hiểm không?

Bệnh thiếu máu thalassemia hay thiếu máu tán huyết có thể diễn biến trầm trọng hơn khi mang thai và...

Mẹ mang thai đôi bụng siêu to về dáng chỉ sau 1 tháng bằng những tuyệt chiêu đơn giản

Sau sinh 1 tuần bụng vẫn to như đang mang thai 7 tháng khiến chị Thúy cực kỳ lo lắng...

Mang thai tháng thứ 3 cần chú ý những gì?

Tháng thứ 3 là một trong những cột mốc khám thai và siêu âm quan trọng không thể bỏ lỡ....

Mang thai tháng thứ 4 tăng bao nhiêu cân thì tốt?

Trong thai kỳ khoẻ mạnh việc tăng cân đều đặn, hợp lý phần nào có thể đánh giá được sức...

Mang thai tháng thứ 4 nên uống sữa gì?

Mang thai tháng thứ 4 là giai đoạn 2 của thời gian mang thai. Việc cung cấp sữa cho mẹ...

Nhật kí mang thai hộ ở tuổi 51: Khi "mẹ bầu" đã là bà ngoại

Ở độ tuổi 51, đã lên chức bà ngoại, Sue đã rất mong muốn được mang thai hộ một cặp...

Vì sao mẹ bầu cần phải chọn áo ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai?

Khi mang thai, cơ thể có những thay đổi bất ngờ khiến các mẹ lúng túng. Và ngay cả chiếc...

Tin mới nhất

Cách làm tương cà chua ngon, sạch, để được lâu

2 giờ trước

3 công dụng tuyệt vời của đá viên trong bếp núc

2 giờ trước

Công dụng bất ngờ của vỏ xoài mà bạn có thể chưa biết

2 giờ trước

Cách nấu chè sắn mochi nóng hổi vừa thổi vừa ăn

2 giờ trước

Những lưu ý khi dùng bột sắn dây, không phải ai cũng biết

2 giờ trước

Cách làm canh chua chả cá với bông điên điển thơm ngon

2 giờ trước

Loại trái cây tưởng chừng dân giã nhưng lại là 'thuốc bổ' cho tim mạch, biết được 6 lý do...

8 giờ trước

Công thức làm nước uống lên men Kombucha cho những ngày nắng nóng

8 giờ trước

Bánh cá hồi đúc trứng, món ăn thơm ngon bổ sung Omega-3 cho trẻ nhỏ

8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình