Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách nuôi dưỡng trẻ trong thời kỳ bú mẹ

Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong.

Dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ như thế nào để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ là băn khoăn của không ít các bà mẹ đang nuôi con nhỏ.

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ thì ngay sau khi đẻ trong vòng 1 giờ, bà mẹ nên bắt đầu cho con bú sớm sẽ kích thích sữa bài tiết, trẻ sẽ nhận được sữa non giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn sau đẻ và thải phân nhanh, trẻ đỡ vàng da. Đặt trẻ vào vú mẹ và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt để trẻ nhận đủ sữa. Cho trẻ bú theo nhu cầu và nên cho bú kiệt một bên vú rồi mới chuyển sang vú bên kia để trẻ nhận được sữa cuối giàu chất béo. Điều quan trọng là bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đáp ứng đủ nhu cầu nước và các chất dinh dưỡng, không cần cho trẻ ăn thêm bất kỳ thức ăn, nước uống nào khác (kể cả nước trắng).
Đối với trẻ từ 6 - 24 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn quan trọng, đáp ứng được 70% nhu cầu năng lượng lúc trẻ 6 - 8 tháng tuổi, 55% khi trẻ từ 9 - 11 và 40% khi trẻ 12 - 24 tháng tuổi. Vì vậy, cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ kéo dài đến 2 năm cùng với ăn bổ sung.

Sữa và các sản phẩm từ sữa cần cho các bữa phụ để bổ sung năng lượng cho trẻ.

Ăn bổ sung là cho trẻ ăn thêm các thức ăn khác cùng với sữa mẹ. Thức ăn bổ sung bù đắp sự thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng (protein, sắt, vitamin A...). Thời gian bắt đầu ăn bổ sung là khi trẻ tròn 6 tháng tuổi (180 ngày hoặc 26 tuần tuổi) vì ở lứa tuổi này trẻ mới có biểu hiện thích thú trong ăn uống, răng bắt đầu mọc, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và cử động hàm để nhai, đồng thời có khả năng tiêu hóa thức ăn đặc.

Ăn bổ sung quá sớm sẽ làm cho trẻ bú mẹ ít đi, sự tiết sữa giảm ảnh hưởng đến việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ. Hơn nữa, ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, chức năng tiêu hóa còn yếu nên chỉ chấp nhận thức ăn lỏng. Những thức ăn bổ sung dưới dạng lỏng thường ít chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến phát triển của trẻ, đồng thời thiếu hụt các yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ làm cho trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và hô hấp. Ngược lại, ăn bổ sung quá muộn thì trẻ cũng dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất (kẽm, sắt, vitamin A, B...).

Thức ăn bổ sung cần đa dạng và đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thể chất, tinh thần, trí não của trẻ và sẵn sàng có ở từng địa phương nhưng phải có đủ 4 nhóm thức ăn:

Nhóm tinh bột từ ngũ cốc và khoai củ là thức ăn chiếm nhiều năng lượng khẩu phần để bù đắp sự thiếu hụt năng lượng của trẻ ở thời kỳ này.

Ảnh minh họa: Internet

Nhóm chất đạm từ nguồn đạm động vật và đậu đỗ để bù đắp sự thiếu hụt protein, sắt, vitamin A...

Nhóm chất béo từ dầu mỡ là nguồn bổ sung năng lượng và làm cho thức ăn mềm dễ nuốt, đồng thời là dung môi để hòa tan các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K).

Nhóm vitamin và khoáng chất từ các loại rau lá màu xanh thẫm và củ quả có màu vàng đỏ giúp trẻ phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Năng lượng từ thức ăn bổ sung khoảng 200 - 300 kcal/ngày cho trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi, 300 - 400 kcal/ngày cho trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi và 500 - 700 kcal/ngày lúc trẻ 12 - 24 tháng tuổi.

Số bữa ăn và số lượng mỗi bữa tăng dần theo tháng tuổi để phù hợp với dung tích dạ dày của trẻ. Để trẻ nhận đủ dinh dưỡng, cần tăng đậm độ năng lượng thức ăn bằng cách quấy bột đặc hơn, có thể thay thế một phần nước nấu bột bằng một lượng sữa tươi hoặc 1 thìa sữa bột vào bát bột hoặc cho thêm giá đỗ (10g giá đỗ/10g bột) để thủy phân tinh bột làm cho bột lỏng mà không thay đổi thể tích, đảm bảo đậm độ năng lượng.

Cho trẻ ăn bổ sung 2 bữa/ngày, mỗi bữa 100 - 150ml (10g bột/100ml) với trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 200ml và ăn thêm 1 bữa phụ với trẻ từ 9 - 11 tháng tuổi; 3 bữa/ngày, mỗi bữa 250ml và 2 bữa phụ với trẻ từ 12 - 24 tháng tuổi. Bữa ăn chính thường là bột, cháo, súp nấu đặc và đa dạng thực phẩm đủ 4 nhóm thức ăn.

Bữa ăn phụ cung cấp thêm dinh dưỡng như hoa quả, sữa và các sản phẩm của sữa. Thức ăn chứa nhiều đường, ít dinh dưỡng như nước ngọt có ga, kẹo, kem... không coi là bữa ăn phụ. Các bữa ăn phụ không thể thay thế các bữa ăn chính.

Khi ăn bổ sung, cần cho trẻ uống thêm nước, trung bình 100 - 150ml/ngày kể cả lượng nước có trong thức ăn. Vì vậy, cần chú ý cho trẻ uống thêm nước đun sôi để nguội khoảng 400 – 600ml/ngày.

Theo PGS.BS. Đào Thị Ngọc Diễn/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Cách thêm dầu ăn vào món ăn dặm giúp cơ thể bé hấp thu tối đa dưỡng chất, phát triển...

Thêm dầu ăn vào món ăn dặm cho trẻ một cách hợp lý sẽ giúp não bộ trẻ phát triển...

Thực phẩm CẤM cho con dùng chung với trứng gà để tăng trí thông minh

Có một số thực phẩm nếu cho con dùng chung khi ăn trứng có thể khiến bé bị nôn mửa,...

Mách mẹ cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng, còi xương

Nhằm phát triển tối đa chiều cao, ngăn ngừa chứng còi xương, suy dinh dưỡng, mẹ có thể nấu món...

Thực phẩm giúp trẻ thông minh "xuất sắc" nếu ăn đều đặn mà nhiều mẹ chưa biết

Rau xanh, trứng, các loại quả mọng... là những món ăn rất tốt để "nuôi dưỡng" bộ não của bé.

Món ăn bài thuốc trị chứng đái dầm ở trẻ em

Tác dụng bổ tỳ, thận, dưỡng âm của những món ăn bài thuốc dưới đây sẽ giúp trị dứt điểm...

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì để nhanh chóng phục hồi?

Khi trẻ bị kiết lỵ thì chế độ ăn uống và dinh dưỡng trong suốt quá trình chăm sóc tại...

Bài thuốc dân gian chữa hen suyễn bằng tỏi cho trẻ em cực kỳ đơn giản

Cha mẹ có thể sử dụng tỏi tươi theo những cách đơn giản này để đẩy lui các triệu chứng...

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

9 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

23 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

23 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

23 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

23 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 3 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 3 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 3 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 3 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình