Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách nhận biết sớm và điều trị hiệu quả bệnh sởi ở trẻ

Sởi là căn bệnh lành tính thường gặp ở trẻ, tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách thì có thể dẫn đến biến chứng và có nguy cơ gây tử vong.

Bệnh sởi lây từ người sang người chủ yếu qua đường hô hấp và thường gặp nhất vào mùa xuân, lúc này nhiệt độ và độ ẩm không khí sẽ tăng cao giúp vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Theo đó, những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi thường là: trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa bệnh đầy đủ.

Ngoài ra, sởi còn là căn bệnh tiềm ẩn nguy cơ tử vong khá cao ở trẻ. Do vậy, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu triệu chứng cũng như một số cách điều trị bệnh sởi cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Triệu chứng và cách nhận biết bệnh sởi ở trẻ

Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường của bệnh sởi thì bố mẹ nên lưu tâm nhiều hơn đến con và tốt nhất nên đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và kiểm tra kỹ càng. Theo đó, triệu trứng của bệnh sởi sẽ chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

Thời kỳ ủ bệnh

Trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng của bệnh sởi thì trẻ thường có dấu hiệu sốt nhẹ.

Khi bị sởi, trẻ sẽ bị sốt cao và mọc ban đỏ khắp người. (Ảnh minh họa: Internet)

Thời kỳ khởi phát bệnh

Đây là thời kỳ bệnh dễ lây lan nhất và thường kéo dài từ 3 - 5 ngày với các triệu chứng như: Liên tục sốt cao trong khoảng 39 - 40 độ, đồng thời bé sẽ hắt hơi, mất tiếng, đau họng, mắt mũi chảy nước, viêm thanh quả và phù mi nhẹ, thậm chí có thể dẫn đến viêm kết mạc.

Ngoài ra, trong miệng trẻ còn xuất hiện một số chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, có màu đỏ, xung huyết và ở vị trí ngang răng hàm. 

Thời kỳ phát ban

Sau khi bị sốt, các nốt phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện sau tai trẻ, sau đó sẽ lan dần sang má, cổ, ngực, bụng, lưng, chân. Cụ thể, các nốt sởi phát ban thường sẽ có màu hồng nhạt và kết dính, to khoảng 1 - 1,5 mm, mọc xen giữa các khoảng da lành. Đặc biệt, với trường hợp nặng, các vết ban sẽ mọc dày đặc và các vết ban có thể xuất huyết và kèm chảy máu mũi, miệng, xuất huyết đường tiêu hóa.

Thời kỳ phục hồi bệnh

Nếu có cách chăm sóc hợp lý, đúng cách thì bệnh sởi sẽ tự khỏi trong khoảng 3 - 4 ngày, tuy nhiên sẽ để lại những vết thâm trên da. Đồng thời, trẻ sẽ hết sốt và không có biểu hiện gì về sức khỏe.

Ngược lại, nếu bị biến chứng thì dù vết ban sởi đã biến mất nhưng trẻ vẫn sốt cao, biếng ăn, viêm miệng, viêm phế quản, tiêu chảy,... dẫn đến suy dinh dưỡng nghiêm trọng.

Điều trị bệnh sởi ở trẻ

Tiêm phòng vắc-xin sởi cho trẻ từ 9 tháng tuổi là biện pháp chủ động để ngừa bệnh sởi. (Ảnh minh họa: Internet)

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách thường xuyên rửa mặt, lau miệng, thay ga, đệm, quần áo. Lưu ý, nên lau người cho trẻ hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.

Để bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, mát mẻ, tránh gió, kiêng bẩn và cách ly trẻ để tránh lây lan sang người khác.

Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản (cá rô, cá chép, cua, tôm, sò,...), các loại thịt (dê, chó, gà, vịt,...), các loại côn trùng, các loại rau có tính kích thích (ớt, rau thơm), các loại gia vị thơm cay (hoa hồi, bột hạt cải…).

Trong thời gian bị bệnh sởi, bố mẹ nên cho bé ăn những loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa và bổ sung thêm các loại nước trái cây để tăng sức đề kháng. Theo đó, bố mẹ có thể cho bé ăn những loại thực phẩm như: rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào… Đồng thời, bổ sung đầy đủ nước cho bé (khoảng 6 - 8 ly/ngày) bởi đây là thời điểm bé dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy,...

Vệ sinh răng miệng, nhỏ mắt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt theo chỉ định của bác sĩ từ 2 - 3 lần/ngày.

Nếu trẻ bị biến chứng, bố mẹ không được dùng thuốc kháng sinh bừa bãi, chỉ nên dùng B1, vitamin C khi có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nam Phong

Tin liên quan

Liên tiếp trẻ dưới 9 tháng tuổi mắc sởi nhập viện tại TP.HCM

Chỉ trong vòng một tuần, tại BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) tiếp nhận liên tiếp ba ca trẻ em dưới...

Chẩn đoán và trị bệnh sởi theo Ðông y

Bệnh sởi thuộc loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Theo Đông y, bệnh do khí hậu thay...

Dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc trẻ bệnh sởi tại nhà

Theo ThS.BS. Đinh Thạc, bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virút gây ra và dễ bùng phát thành...

Bác sĩ ám ảnh bệnh nhi bị mủn hết xương hàm, miệng bốc mùi vì kiêng cữ khi mắc sởi

Miệng bệnh nhi bốc ra mùi tương tự mùi chuột chết, chạm vào xương hàm tới đâu mủn tới đó,...

Bệnh sởi ở trẻ em: Kiêng nước, kiêng gió sẽ làm bệnh trầm trọng hơn

Sởi là căn bệnh thường gặp, rất dễ tạo thành dịch và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm...

Chẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi

Việt Nam là quốc gia có bệnh sởi lưu hành, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hàng...

Cảnh báo nguy cơ dịch sởi quay trở lại trong năm nay

Bệnh sởi thường xuất hiện vào mùa đông- xuân nhưng hiện bệnh này đang có xu hướng gia tăng. Cơ...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

16 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

20 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 17 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 17 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 17 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 2 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình