Trong vô vàn các món lẩu ngon thì khi nhắc tới lẩu hột vịt lộn thì ai cũng phát thèm. Bởi hương vị lạ miệng, hấp dẫn và bổ dưỡng nên được đông đảo người yêu thích. Không mất nhiều thời gian, cách nấu lẩu hột vịt lộn khá đơn giản và tùy theo khẩu vị mà có công thức chế biến khác nhau. Hôm nay, hãy cùng vào bếp và thực hiện thử món ăn chơi dân giã này.
Nếu không khéo tay thì khi nấu lẩu sẽ khá tanh. Do đó, để khắc phục thì công đoạn nấu nước lèo cần chú ý nhiều hơn. Để tăng phần hấp dẫn cho món ăn, hãy chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ, tươi mới như gợi ý sau đây.
Nguyên liệu nấu lẩu trứng vịt lộn
- Hột vịt lộn: Số lượng trái trứng tùy thuộc vào sở thích cũng như khẩu phần ăn của gia đình.
- Trái dừa tươi.
- Bún hoặc mì.
- Các loại rau xanh để ăn lẩu: Cải xanh, rau muống, cải thảo, cần tây,…
- Nấm các loại theo sở thích: Nấm bào ngư, nấm kim chi, nấm đùi gà, nấm mối,…
- Tỏi, hành khô, đậu phụ, táo tàu.
- Thịt bò, xương heo.
- Các gia vị thông thường: Mắm, muối, hạt nêm, đường, chanh, dầu ăn, tiêu,…
Với các nguyên liệu nêu trên, chị em nội trợ hoàn toàn có thể tìm mua được tại các khu chợ, siêu thị. Chỉ cần đảm bảo nguồn hàng tươi mới, hợp vệ sinh cũng như chất lượng thì sẽ có ngay nồi lẩu thơm ngon nhất.
Món lẩu có thể biến tấu theo nhiều cách khác nhau, nếu muốn, mỗi người sẽ dễ dàng thêm bớt nguyên liệu cho hợp với khẩu vị của gia đình.
Cách nấu lẩu hột vịt lộn ngon nhất
Công đoạn sơ chế
Trước khi bắt tay vào thực hiện các bước trong cách làm món lẩu trứng vịt lộn thì công đoạn sơ chế cũng khá quan trọng. Cần chắc chắn rằng các nguyên liệu đều rửa sạch sẽ, không bị giập nát và trông tươi nhất. Do vậy, sau khi mua ở chợ về thì cần tiến hành sơ chế ngay.
Đối với các loại rau xanh, nấm thì cần loại bỏ phần hư hại, đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn vừa ăn. Tỏi, hành khô lột vỏ rồi băm nhuyễn. Dừa tươi lọc lấy nước. Thịt bò rửa sạch cắt thớ. Xương heo rửa sạch chặt miếng vừa phải. Mỗi nguyên liệu đều để riêng sẽ dễ dàng hơn trong khâu chế biến.
Cách nấu nước lẩu hột vịt lộn
Nấu nước lèo là công đoạn quan trọng nhất và được đánh giá là “linh hồn” của món ăn. Bởi nước lẩu có đảm bảo hương vị đậm đà thì khi hòa chung với các nguyên liệu khác sẽ vẫn tạo nên độ hấp dẫn của nó.
Cho xương heo vào nồi nước đun sôi cùng với hành củ. Bước này sẽ giúp lấy được độ ngọt tự nhiên của nước lèo. Ninh khoảng 1-2 giờ đồng hồ trên ngọn lửa nhỏ. Trong quá trình nấu nên vớt bỏ lớp bọt nổi phía trên để nồi nước lèo trong hơn. Sau đó lọc bỏ xương heo, nêm nếm các gia vị cho vừa ăn.
Tiếp tục cho táo tàu, hành tỏi phi thơm, nước dừa vào đun riu riu lửa. Thử lại vị và thêm bớt gia vị cho vừa miệng.
Khi nồi nước lẩu đã hoàn thành thì tới đây, món lẩu hột vịt lộn sẽ chỉ cần lên bàn ăn của gia đình.
Thành phẩm món lẩu trứng vịt lộn
Thông thường, ăn lẩu sẽ nên ăn khi nóng như vậy độ thơm ngon sẽ tuyệt nhất. Do vậy, sau khi nấu nước lèo, chị em hãy đặt sẵn các loại rau, bún, hột vịt lộn lên bàn. Cùng với nồi nước lẩu trên bếp lửa vừa nấu vừa ăn thì còn gì bằng.
Nếu muốn giảm bớt độ tanh, có thể luộc chín trứng vịt lộn trước, bỏ vỏ rồi hâm lại khi ăn. Hoặc cách khác đó là ăn đến đâu thì đập trứng vào nấu chín tới đó. Khi ăn, cho lần lượt thịt bò, nấm, đậu hũ kèm với rau vào. Ăn khi vừa chín tới thì vị thơm ngon của món lẩu này sẽ khiến cả gia đình thêm yêu thích.
Món lẩu thực hiện thành công khi nước lẩu đậm vị, ngọt tự nhiên, khi cho nguyên liệu vào nấu sẽ không làm món ăn bị nhạt đi.
Ngoài công thức đơn giản này, chị em có thể biến tấu với cách nấu lẩu hột vịt lộn chua cay hay cách làm lẩu hột vịt lộn thuốc bắc khác nhau. Mỗi dịp cuối tuần, dịp tụ họp bạn bè hãy dùng món lẩu bình dân này thiết đãi. Đảm bảo ai cũng sẽ yêu thích hương vị lạ miệng của món lẩu trứng vịt lộn này.