Cách rửa rau sạch, loại bỏ mọi độc tố
Để nguyên lá trước khi rửa
Nhiều chị em nội trợ chia sẻ trong hội nhóm về các món ăn như: rau mồng tơi, rau đay, rau cải thảo nấu canh hay đậu bắp luộc, cải bó xôi luộc rất ngon. Tuy nhiên, cách giúp rau giữ nhiều chất dinh dưỡng và giữ lại phần rau tươi thì nhiều chị em chưa biết. Theo các chuyên gia, thói quen của đa số người nội trợ hiện nay là cắt hoặc ngắt rau trước, sau đó mới đem rửa. Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia thì bạn nên làm theo quy trình ngược lại: rửa trước, cắt sau như thế sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng và vệ sinh hơn.
Nếu cắt rau trước rồi mới rửa sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc của rau với nước. Vì điều đó, các chất dinh dưỡng trong rau, cụ thể như vitamin C, Kali và khoáng chất bị dễ bị hòa tan và mất đi. Rau sau khi cắt, lại bị ngâm vào nước sẽ bị tổn thất từ 14-23%, nếu ngâm trong 1 đêm thì lượng vitamin C gần như bị thất thoát hoàn toàn. Các chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B hoặc khoáng chất và protein tan trong nước cũng tương tự. Do đó, chị em nên hạn chế cắt rời rau thay vì giữ nguyên lá trước khi rửa.
Không ngâm nước lâu
Vì tâm lý bị ảnh hưởng bởi rau dễ bị phun hóa chất độc hại nên chị em thường ngâm rau trong chậu nước qua 1 đêm hoặc từ sáng đi chợ về đến khi chế biến bữa trưa, thậm chí bữa chiều.
Tuy nhiên, theo nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài sẽ xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Điều đó dẫn đến sai lầm trong việc rửa rau, tưởng rau được sạch nhưng lại không. Ngược lại, việc ngâm rau xanh quá lâu cũng dẫn đến các chất dinh dưỡng trong rau bị hoà tan với môi trường nước tương tự như khi cắt rời rau. Theo chuyên gia, chị em có thể ngâm rau với nước muối pha loãng trong vài phút, sau đó vớt ra để ráo. Nên ngâm khi còn nguyên lá.
Cách luộc rau tươi, ngon và giòn
Phương pháp luộc rau tươi ngon độc nhất vô nhị
Dưới đây là cách để có được phần rau luộc tươi xanh, đảm bảo dinh dưỡng cho cả nhà. Phương pháp này có thể kể đến chính là cho muối vào nước luộc và dìm vào nước có đá lạnh được nhiều đầu bếp áp dụng.
Cách thực hiện phương pháp như sau:
Sau khi chị em rửa rau, để ráo nước. Chờ nước sôi lớn, chị em thêm một ít muối hòa tan ( lưu ý là chỉ một nhúm nhỏ vừa đủ, để tránh rau bị mặn. Tỷ lệ hợp lý là 1/4 thìa cafe muối trên mỗi nửa lít nước luộc). Ngoài ra, chị em cũng nên căn lượng nước đủ ngập rau, như vậy rau sẽ chín đều hơn.
- Cho rau vào nước đã sôi ở trên. Tiếp tục chờ khoảng 2-5 phút tùy theo từng loại rau. Sau đó, đảo rau và quan sát màu sắc thử nghiệm độ chín. Khi rau chín, dùng muôi thủng vớt ra và thả vào bát nước đun sôi để nguội có sẵn khoảng 3,4 viên đá lạnh. Đợi 2-3 phút cho rau nguội, vớt ra, để ráo. Thời gian để giữ màu sắc rau tươi này sẽ lâu hơn, do đó, bạn nên áp dụng nhé.
Một số lưu ý về cách luộc rau tươi, xanh khác
- Có thể cho một muỗng nhỏ cà phê dầu ăn vào nồi nước luộc trước khi vớt rau luộc ra. Dầu ăn sẽ giúp rau củ bóng đẹp hơn, vị cũng ngon miệng hơn.
- Bạn cũng có thể cho thêm vào nồi nước luộc mốt ít giấm hoặc chanh. Một vài giọt chanh hoặc giấm cũng rất hữu ích trong việc giữ màu một vài loại rau củ như súp lơ, cà rốt. Chúng cũng rất hữu ích trong việc tăng thêm hương vị các loại rau củ.
- Nên luộc rau xanh ở lửa lớn, nhiệt độ đủ sẽ giữ được màu xanh của rau và vitamin trong quá trình luộc. Thời gian luộc rau khi đủ nhiệt độ sẽ giúp rau ngon, giòn và xanh hơn. Ngoài ra, bạn nên mở nắp nồi khi luộc rau để rau xanh hơn và không bị đỏ.
- Không nên luộc rau quá chín vì như vậy sẽ làm chết vitamin. Thời gian luộc rau tốt nhất là khoảng 3-5 phút, tùy lượng rau và loại rau.