Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách giảm nhẹ triệu chứng ốm nghén, buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai

Rất nhiều mẹ bầu lo lắng khi gặp triệu chứng buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai. Vậy có cách nào để giảm nhẹ triệu chứng này? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Các mẹ bầu hầu hết đều trải qua giai đoạn ốm nghén với triệu chứng rất phổ biến là buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai. Vậy có cách nào để giảm nhẹ triệu chứng này giúp các mẹ bầu vượt qua giai đoạn ốm nghén một cách nhẹ nhàng hơn? Bài viết này sẽ giúp bạn lý giải vấn đề và đưa ra cách khắc phục hiệu quả.

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 1
Triệu chứng buồn nôn nhưng không nôn được rất phổ biến trong thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến mẹ bầu ốm nghén buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai

Nhiều mẹ bầu chia sẻ thai kỳ từ 4 đến 6 tuần, trong người lúc nào cũng có hiện tượng nôn khan khi mang thai, ợ hơi buồn nôn khi mang thai. Cảm giác buồn nôn nhưng không nôn được khiến cơ thể rất mệt mỏi, bỏ ăn và bị sút cân. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do hàm lượng của một số hormone sau tăng lên nhanh chóng trong cơ thể:

Hormone hCG: hCG là hormone thai kỳ. Cơ thể lúc này sản xuất ra một lượng lớn hormone hCG với tốc độ nhanh chóng (tăng gấp đôi sau 48-72 giờ). Điều này dẫn đến triệu chứng nghén buồn nôn nhưng không nôn được.

Hormone estrogen: Hormone estrogen tăng lên nhanh chóng trong ba tháng đầu mang thai khiến cho khứu giác của mẹ bầu nhạy cảm hơn. Điều này giải thích cho hiện tượng tại sao mẹ bầu ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, xăng dầu, thực phẩm,v.v. đều thấy buồn nôn.

Hormone progesterone: Progesterone tăng lên trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển. Theo đó, mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản cũng tăng lên và khiến cho thức ăn chậm tiêu hóa, tích tụ trong dạ dày dẫn đến khó chịu, buồn nôn mà không nôn được khi mang thai.

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 2
Hormone tăng mạnh trong thai kỳ gây ra hiện tượng nôn khan – Ảnh minh họa: Internet

Buồn nôn nhưng không nôn được phải làm sao?

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Thư giãn đầu óc, nghe nhạc, suy nghĩ tích cực, ngủ đủ giấc. Chia sẻ những khó khăn với những người thân để có được sự đồng cảm và giải tỏa tâm lý.

Đi massage dành cho mẹ bầu ở các spa chuyên nghiệp

Tập thể dục, đi dạo bộ nhẹ nhàng

Bấm huyệt ở các cơ sở đông y uy tín

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 3
Spa massage cho mẹ bầu giúp giảm triệu chứng nôn khan - Ảnh minh họa: Internet

Thay đổi thói quen ăn uống

Uống nước thường xuyên. Mỗi lần chỉ uống một ngụm nhỏ. Nếu uống lượng nước nhiều thì cảm giác buồn nôn sẽ tăng lên.

Tránh các đồ ăn có mùi khiến bản thân khó chịu, kiêng các loại đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu, dễ gây đầy bụng như mì ăn liền, nước dừa già, thịt chó,v.v.

Tránh xa các khu vực có mùi xăng dầu, dầu mỡ hoặc các mùi khiến bạn thấy buồn nôn.

Ăn thành các bữa nhỏ trong ngày. Bổ sung đồ ăn giàu chất xơ, nhiều tinh bột và ít béo.

Ăn các loại thức ăn trong thành phần có gừng như mứt gừng, bánh gừng, trà gừng.

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 4
Tránh xa thực phẩm dễ gây đầy bụng sẽ giúp giảm triệu chứng nôn khan – Ảnh minh họa: Internet

Thức ăn giúp chống lại cơn nôn khan

Nước mía gừng: Nước mía ấm, cho vài lát gừng vào để uống trước khi ăn nửa tiếng.

Nước sấu ngâm gừng: Nước sấu ngâm đường pha với nước ấm, sau đó cho vài lát gừng và ít đường trắng vào pha cùng. Uống trước khi ăn 20 phút.

Nước ô mai đun nóng: Ô mai me hoặc ô mai sấu cùng với gừng tươi và đường đỏ cho vào nồi đun sôi thật kỹ để chắt lấy nước đặc. Uống trước khi ăn 20 phút.

Nước chanh muối gừng: Nước chanh muối pha với đường, cho thêm vài lát gừng. Uống trước khi ăn 20 phút.

Cháo ý dĩ ngọt: Nấu cháo ý dĩ với gạo nếp, gừng xay nhỏ. Khi cháo chín nhừ,cho đường đỏ vào và khuấy đều. Ăn lúc sáng mới ngủ dậy hoặc khi thấy đói. Nhớ cần ăn nóng để tránh bị nôn khan.

Ăn bánh quy nhạt, bánh mì hoặc một số đồ ăn khô.

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 5
Nước gừng giúp giảm triệu chứng buồn nôn nhưng không nôn được – Ảnh minh họa: Internet

Dùng thuốc Tây điều trị

Thuốc Tây là phương án cuối cùng và bất đắc dĩ mới dùng đến cho các mẹ bầu có triệu chứng nghén nặng. Việc kê thuốc tây điều trị cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau đây là một số loại thuốc tây được khuyến nghị điều trị triệu chứng ốm nghén:

Vitamin B6 và Doxylamine: hai loại thuốc này dùng độc lập hoặc phối hợp đều an toàn với phụ nữ mang thai và không có tác dụng phụ cho thai nhi.

Thuốc chống nôn: Có một số loại thuốc chống nôn khá an toàn cho phụ nữ mang thai. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Thuốc kháng histamin: Promethazine và cyclizine thường hay được bác sĩ chỉ định trong trường hợp này. Những loại thuốc này ngăn chặn các histamin hóa học được sản sinh trong các phản ứng dị ứng, từ đó có tác dụng chống nôn. Thuốc này dùng sẽ gây cảm giác buồn ngủ, do vậy bạn không được lái xe hay vận hành máy móc khi sử dụng thuốc.

Nếu các triệu chứng không giảm, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Buon non nhung khong non duoc khi mang thai 6
Vitamin B6 giúp giảm triệu chứng nôn khan một cách an toàn - Ảnh minh họa: Internet

Triệu chứng ốm nghén buồn nôn nhưng không nôn được khi mang thai quả thật không hề dễ chịu đối với các mẹ bầu. Hãy áp dụng theo những hướng dẫn được nêu trong bài viết trên đây để có một thai kỳ mạnh khỏe và nhẹ nhàng hơn.

Cúc Nguyễn

Tin liên quan

Tổng hợp những mẹo dân gian 'kinh điển' chữa nghén vừa hiệu quả vừa an toàn cho mẹ bầu

Ốm nghén là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai, không phải bệnh tật nên không cần điều...

Nhiễm độc thai nghén nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn...

Mẹ ốm nghén có liên quan con tự kỷ

Nghiên cứu cho thấy trong 3 tháng đầu thai kỳ bà mẹ bị hội chứng ốm nghén nặng thì con...

Bà bầu có được ăn rau cần trong thai kỳ không?

Bà bầu ăn rau cần được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Bạn hãy theo dõi...

Những dấu hiệu mẹ ít sữa sau sinh, cần biết để duy trì nguồn thức ăn cho con

Tình trạng mấy sữa, thiếu sữa, ít sữa luôn là vấn đề được các bà mẹ nuôi con bằng sữa...

Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu để hỗ trợ thai nhi phát triển ổn định?

Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu là vấn đề mà mỗi người phụ nữ khi mang...

Phụ nữ khi mang thai có kinh nguyệt không: Câu trả lời bất ngờ không phải chị em nào cũng...

Khi mang thai có kinh nguyệt không là câu hỏi được không ít chị em phụ nữ quan tâm. Để...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

11 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

11 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

11 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 2 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 2 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 2 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 6 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 6 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình