Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách dùng sả vừa tốt cho sức khỏe vừa khiến món ăn trở nên hấp dẫn

Sả là loại gia vị thông dụng có mặt trong nhiều món ăn của người dân Việt Nam . Sả mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả trừ được ruồi muỗi, rắn rết; đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt tóc... Nhưng ít ai biết về tác dụng phòng và chữa bệnh của cây sả, đặc biệt trong mùa lạnh.

Theo Đông y, sả vị cay tính ấm; vào kinh phế và vị, có tác dụng tiêu thực, lợi thủy, chỉ khái. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm. Liều dùng, cách dùng: 8 - 20g dưới dạng tươi, nấu, hãm, ướp.Theo Đông y, sả vị cay tính ấm; vào kinh phế và vị, có tác dụng tiêu thực, lợi thủy, chỉ khái. Dùng cho các trường hợp ăn kém, chậm tiêu, viêm khí phế quản, viêm họng, ho có đờm. Liều dùng, cách dùng: 8 - 20g dưới dạng tươi, nấu, hãm, ướp.

Cách dùng sả làm thuốc

Nồi nước xông cảm cúm, sốt, nhức đầu: lá sả 50g, lá tre 50g, cúc tần 50g, lá bưởi 50g, hương nhu 50g... Nấu nước xông.
Nước gội đầu: lá sả 50g, mần trầu 50g, bồ kết 10 quả. Nấu nước gội đầu, làm trơn tóc sạch gàu, phòng tránh bệnh về tóc và da đầu.

Rễ sả, củ gấu, vỏ rụt, vỏ quýt, hậu phác mỗi vị 6 - 12g. Sắc uống trong ngày trị tiêu chảy

Rễ sả 30 - 50g, giã nát xát lên vết chàm trẻ em.
Tinh dầu sả 3 - 6 giọt.  Nhỏ vào cốc nước cho uống, chữa đầy bụng, đau bụng.

Ếch ướp sả xào lăn dùng cho các trường hợp phù nề, suy nhược cơ thể, sốt nóng.

Món ăn có sả

Ốc xào sả ngó sen: ốc hương (hoặc ốc nhồi) 2kg, ngó sen 200g, củ sả 2 - 3 củ. Ốc ngâm, rửa sạch, luộc chín, đập khêu lấy ốc thịt, bỏ vỏ xác; ngó sen ngâm chua thái lát để sẵn; sả đập thái vụn; thêm ít gừng, ớt xanh và các gia vị khác, đem ướp trộn đều với ốc, để trong 10 - 15 phút. Chuẩn bị thêm nước sốt có gừng tỏi, chanh, tiêu, ớt và ngó sen ngâm chua. Đem ốc đã ướp gia vị sả gừng ớt xào lại trên chảo cho ngấm mắm muối, đổ ra bát, đổ nước sốt lên mặt bát ốc vừa xào là được. Là món ăn đặc sản và dùng cho các trường hợp viêm gan vàng da, viêm đường tiết niệu, ho viêm họng.

Bò nướng quấn sả dùng cho trường hợp ăn kém chậm tiêu, viêm gan vàng da, viêm khí phế quản.

Bò nướng ướp sả: thịt bò 1kg, sả 3 - 5 củ (cả lá non), hành tây 1 củ, lá lốt và xương sông vừa đủ. Thịt bò lau khô thái mảnh dài 8cm, ngang 4cm để sẵn; sả băm nát vụn, cùng bột tiêu, tỏi củ giã nát, dầu vừng, bột cari, xì dầu, liều lượng thích hợp, trộn đều với thịt bò, ướp trong 30 phút đến 1 giờ. Hành tây thái lát nhỏ, lá lốt, xương sông rửa sạch. Đặt từng miếng thịt bò đã ướp trên thớt hoặc khay, cho hành tây, lá lốt xương sông vào giữa và cuộn lại đem nướng trên lửa than. Ăn thêm cùng với nước chấm gừng tỏi, dưa leo, khế chua và các loại rau salad. Dùng làm món ăn đặc sản và cho trường hợp ăn kém chậm tiêu, viêm gan vàng da, viêm khí phế quản.

Cá nấu sả: cá lóc 1 - 1,5kg, sả 3 - 5 củ, khoai lang, khoai tây, cà chua, mỗi thứ 1 - 3 quả, gừng tươi 1 củ. Cá làm sạch cắt khúc, ướp với nửa gói cari và sả đập giập băm nhỏ, ít muối mắm, đường, hành, tỏi; khoai lang, khoai tây gọt vỏ thái lát to (2 x 4cm), cà chua bổ đôi, gừng đập giập. Cho cá lóc đã ướp sả và bột cari vào, rán qua, cho khoai và cà chua vào xào lại. Sau đó thêm nước gia vị thích hợp, hầm nhừ. Dùng cho các trường hợp phù nề, vàng da, ho sốt...

Ếch ướp sả xào lăn: ếch 1kg, sả 2 - 3 củ. Ếch làm sạch, chặt làm 3 để khô nước, ướp thịt ếch với sả đã băm nhỏ, thêm bột cari, muối, tiêu, dầu vừng và gia vị thích hợp, trộn đều, để khoảng 15 - 30 phút. Chuẩn bị thêm mùi tàu, ớt, gừng, tỏi tươi, lạc rang giã vụn, mắm và các gia vị thích hợp. Để chảo nóng, đun sôi dầu rán, cho ếch vào xào nhanh với to lửa cho chín, cho mùi tàu, cari, ớt, gừng, tỏi gia vị, cho ít nước, đun cho chín nhừ, nước sánh lại. Dùng cho các trường hợp phù nề, suy nhược cơ thể, sốt nóng.

Các món ăn nấu từ thịt chó, thịt dê...; các món cá mắm cũng thường được chế biến với sả để khử mùi vị khó chịu, làm ngon miệng, dễ tiêu.

Theo Ts. Nguyễn Đức Quang/ Sức khỏe & Đời sống

Tin liên quan

Món ăn thuốc từ cà

Mâm cơm gia đình Việt Nam thường có món canh (luộc, xào), món mặn (thịt hay cá), nước chấm và...

Đậu xanh làm thuốc

Theo y học cổ truyền, đậu xanh vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích...

Món ăn, bài thuốc trị sốt xuất huyết

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết gia tăng ở các tỉnh thành. Để giúp người dân nâng cao kiến...

5 bài thuốc hay trị chứng tiểu đêm

Đi tiểu ban đêm là một hiện tượng khá phổ biến ở người trưởng thành. Hiện tượng này thường được...

Rau mồng tơi - Món ngon, vị thuốc tốt ngày hè

Trên mâm cơm của nhiều gia đình, bát canh rau mồng tơi không thể thiếu trong những ngày hè nóng...

Món ăn, bài thuốc từ con hến

Theo y học cổ truyền, thịt hến (nghiễn nhục) có vị ngọt mặn, tính hàn, không độc; có tác dụng...

Món ăn thuốc từ quả thanh long

Thanh long là loại quả ngon, thanh mát rất được ưa chuộng. Vị ngọt chua, tính mát, tác dụng thanh...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

3 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

3 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

3 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

17 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

17 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

17 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

21 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

21 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình