Phụ Nữ Sức Khỏe

Cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản khi thời tiết chuyển mùa

Do những tác động từ môi trường, nơi làm việc, đời sống sinh hoạt bị ô nhiễm hiện nay khiến cho tỷ lệ người mắc bệnh viêm phế quản ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ nhỏ.

Viêm phế quản thường không quá nguy hiểm, nhưng nếu trẻ mắc bệnh không được theo dõi và xử trí kịp thời, có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ
Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, đây là tình trạng viêm cấp tính niêm mạc cây phế quản. 

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, nhưng chủ yếu thường gặp là do nhiễm trùng đường hô hấp trên bao gồm: Viêm mũi, viêm họng, viêm Amidan… hoặc do các vi khuẩn phế cầu, liên cầu, các virus... 

Sau khi trẻ mắc các bệnh trên, nếu không được điều trị hoặc điều trị sai cách, sẽ khiến cho bệnh tiến triển thành viêm phế quản.

Bệnh viêm phế quản thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết viêm phế quản ở trẻ
Cũng như bệnh hô hấp khác, ở giai đoạn khởi phát, trẻ bị viêm phế quản thường kém chơi, ăn ít do ngạt mũi, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Ở một số trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc tiêu chảy.

Ở giai đoạn toàn phát khoảng ngày thứ 3 sau khi biểu hiện bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao, nhiệt độ từ 38 - 40 độ C kèm ho nhiều, ho khan, ho có đờm xanh hoặc vàng. Nhiều trẻ thở khò khè, có thể khó thở, dẫn đến nôn ói.

Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng ở giai đoạn nguy hiểm trẻ tiếp tục sốt cao, có thể trên 39 độ C, môi và da khô, mệt mỏi, vã mồ hôi, trẻ bỏ ăn, chán ăn, khó thở. Kèm theo đó là cơn ho kéo dài có thể có đờm. Trẻ thở khò khè hoặc thở bằng miệng, lồng ngực đập mạnh, nặng hơn nữa trẻ sẽ bị nôn, tiêu chảy, ngủ li bì, hôn mê và co giật… sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phế quản ở trẻ khi nào cần nhập viện?
Câu hỏi nhiều cha mẹ băn khoăn là khi nào trẻ bị viêm phế quản cần phải nhập viện.

Mặc dù viêm phế quản là bệnh thường gặp nhưng cha mẹ không nên chủ quan.

Thường mỗi độ tuổi trẻ có sẽ các biểu hiện như sau cần được nhập viện, cụ thể:

- Nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.

- Nếu trẻ từ 2 tháng - 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên.

- Nếu trẻ từ 1 tuổi - 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên.

- Nếu trẻ sốt ≥ 39 độ C, không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc co giật.

- Nếu trẻ ho nhiều và kéo dài, ngủ li bì, khó đánh thức, bỏ bú.
Hoặc khi trẻ có các biểu hiện nặng lên, sốt không hạ, sốt cao, cánh mũi thở phập phồng, trẻ thở mạnh khiến bụng thóp lại, nhịp thở nhanh… cần đưa trẻ nhập viện ngay. Đây là những dấu hiệu nặng có thể nguy kịch, nguy cơ biến chứng nguy hiểm gây suy hô hấp.

Trẻ bị viêm phế quản thường kém chơi, ăn ít do ngạt mũi, sổ mũi, ho khan hoặc ho có đờm, khó thở. Ảnh minh hoạ.

Cần chăm sóc đúng khi trẻ viêm phế quản
Khi trẻ bị viêm phế quản, nếu được điều trị sớm và đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Vì vậy, cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có biểu hiện triệu chứng đầu tiên.

Nếu bệnh nhẹ, phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ. Trẻ còn bú mẹ giai đoạn này nên tăng cường bữa trẻ bú mẹ, nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, nên cho trẻ ăn nhiều bữa hơn. Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày.

Hãy giữ ấm cơ thể trẻ, tránh để trẻ bị lạnh khiến bệnh lý diễn tiến nặng hơn. Trẻ cần uống nhiều nước, có thể bổ sung nước trái cây, nếu trẻ bị sốt < 38,5°C cha mẹ cần chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. 

Nếu trẻ sốt cao > 38,5°C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo hướng dẫn của bác sĩ. Cha mẹ lưu ý chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, cần vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm.

Khi trẻ bị viêm phế quản cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Ảnh minh hoạ.

Về chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bởi lúc này cơ thể trẻ yếu, suy kiệt, dễ mất nước, cần bổ sung dưỡng chất phù hợp để trẻ mau hồi phục.

Những việc nên làm khi trẻ viêm phế quản
Cha mẹ cần chú ý cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, thịt, cá, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua, chất béo lành mạnh.

Các loại rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại Vitamin A, C, E cần được tăng cường, cụ thể như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây…

Cần cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt, gồm canh, cháo, súp, cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau củ.

Những việc nên tránh khi trẻ viêm phế quản
Khi trẻ bị ốm thường lười ăn, chính vì vậy nhiều mẹ thường cho trẻ ăn những gì trẻ thích. Tuy nhiên, khuyến cáo không nên cho trẻ ăn bánh kẹo ngọt, nước uống có gas. Hạn chế ăn các loại thực phẩm hoặc đồ ăn nhanh có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên… Không nên ăn đồ quá nhiều chất xơ, ít dinh dưỡng, khó tiêu hóa như tinh bột nguyên hạt…

Thay vào đó cần cho trẻ ăn cháo, bột nấu nhừ hoặc dạng lỏng, chia thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn không quá nhiều… để dễ tiêu hoá.

Lời khuyên bác sĩ
Hiện đang là thời tiết giao mùa nên trẻ rất dễ bị ốm, việc phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp là vô cùng quan trọng. Trong đó cha mẹ cần chú ý giữ ấm cho trẻ, nhất là vào chiều tối và sáng sớm. 

Đối với trẻ dễ bị kích ứng bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân. Cần giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hô hấp cần cách ly trẻ, cũng như hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm, ẩm mốc.

Theo BS. Nguyễn Văn Dũng/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Cháo rất tốt cho sức khỏe, cải thiện dạ dày nhưng tuyệt đối không được ăn theo cách này

Đối với một số nhóm người nhất định, uống cháo mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe,...

Thường xuyên thức dậy và tỉnh táo lúc nửa đêm là dấu hiệu của 4 bệnh, cần đi khám ngay

Tất cả mọi người muốn ngủ Tất cả mọi người muốn ngủ cho đến khi bình minh để hôm sau...

Thanh niên 22 tuổi bị nhồi máu cơ tim, đừng bỏ qua 4 dấu hiệu báo động này ở tay...

Làm sao một người trẻ đang khoẻ mạnh lại đột ngột bị nhồi máu cơ tim, nhồi máu não? Điều...

Lá lốt và công dụng thần kỳ: Ngâm tay, chân mỗi ngày đánh bay nhiều bệnh nguy hiểm, cơ thể...

Lá lốt không chỉ được biết đến là một loại rau thơm dùng trong các bữa ăn mà nó còn...

Tưởng bị hậu Covid-19, không ngờ là căn bệnh phổ biến của dân văn phòng

Người bệnh khó thở, đau nhức vai gáy, ngủ không sâu giấc kéo dài nhiều tháng. Qua chụp chiếu, thăm...

Nguy cơ 'siêu biến chủng' SARS-CoV-2 xuất hiện khi giao mùa

Các biến thể mới sẽ khá giống nhau, tránh miễn dịch và dễ lây lan hơn. Chúng có thể giúp...

Loại virus gây ra 600.000 ca ung thư mỗi năm, rất đông người Việt mắc phải

Số bệnh nhân nhiễm virus này đến khám tại Bệnh viện Da liễu TPHCM vào năm 2020 đã tăng 2,5...

Tin mới nhất

8 bí quyết để duy trì thói quen chăm sóc da để chị em luôn xinh đẹp cả ngày ngay...

16 giờ trước

Top 5 mẹo đơn giản để chăm sóc mái tóc mỏng!

16 giờ trước

4 sai lầm mỗi khi gội đầu để tránh rụng tóc thường xuyên

16 giờ trước

Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?

1 ngày 6 giờ trước

Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?

1 ngày 6 giờ trước

Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...

1 ngày 6 giờ trước

7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!

1 ngày 10 giờ trước

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

1 ngày 10 giờ trước

Vì sao nam giới nên ăn chuối?

1 ngày 11 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình