Phụ Nữ Sức Khỏe

Các yếu tố âm thầm gây ung thư da

Tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài có thể gây lão hóa da, các bệnh lý viêm da hoặc thậm chí là ung thư da.

Không chỉ gây ra những bệnh lý về da liễu, môi trường ô nhiễm có thể tăng nặng một số bệnh như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da cơ địa, mụn trứng cá, mày đay, lão hóa da, rám má, sạm da.

Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí còn làm cho một số bệnh da dễ phát nặng, kéo dài, khó điều trị hơn.

Những yếu tố môi trường ảnh hưởng xấu đến làn da

Theo bác sĩ chuyên khoa II Ngô Thị Ngọc Vân, khoa Da liễu – Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, một số yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng sức khỏe làn da, gồm ánh nắng mặt trời, tia UV, khói bụi, thời tiết, nhiệt độ, gió và nước.

Ánh nắng mặt trời có 2 loại tia UV là tia UV A và UV B. Tiếp xúc trực tiếp với những tia này hàng ngày có thể khiến da sần sùi, thậm chí gây ung thư da.

Bụi mịn có kích thước rất nhỏ, nhỏ hơn 10-20 lần so với lỗ chân lông. Với kích thước này, bụi mịn rất dễ thâm nhập vào làn da, tích tụ và gây ra các phản ứng viêm, khiến da kích ứng, nhạy cảm, dễ sinh ra mụn trứng cá. Đặc biệt, ảnh hưởng này có thể nặng hơn trên cơ địa các bệnh nhân hay bị dị ứng.

Các yếu tố độc hại từ môi trường có thể gây ảnh hưởng xấu tới làn da. Ảnh: Unsplash.

Ngoài ra, độc tố từ môi trường có thể ức chế các thành phần sản sinh collagen, cũng khiến da nhanh lão hóa.

Nhiệt độ môi trường là một yếu tố khác ảnh hưởng đến làn da. Ở trong môi trường quá nóng, da tăng tiết mồ hôi, tiết nhờn nhiều, sản sinh nhân mụn nhiều hơn.

Ngược lại, trong nhiệt độ quá lạnh, mạch máu trên da có lại, gây ra hiện tượng khô da, kích ứng da.

Ngoài ra, sống trong môi trường quá nhiều gió như vùng biển có thể gây ra tình trạng khô da, da thiếu ẩm.

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng mạnh tới làn da là nguồn nước. Đặc biệt ở thành thị, người dân sử dụng nước máy được xử lý bởi nhiều hóa chất kiềm, chủ yếu là magie và canxi. Do đó, việc sử dụng nước máy rửa mặt lâu dài có thể gây khô da, ảnh hưởng không tốt đến hàng rào bảo vệ của da.

Biện pháp cải thiện

Theo bác sĩ Vân, dù không thể tránh được ảnh hưởng của môi trường tới làn da, tuy nhiên, mọi người vẫn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu tác động của môi trường lên da mặt mình.

Đầu tiên, bạn nên sử dụng các thiết bị che chắn như khẩu trang, quần áo bảo hộ khi đi ra đường, đặc biệt là khi phải làm việc lâu dài trong môi trường độc hại. Kết hợp với phương pháp che chắn, mọi người nên thoa kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên, lặp lại 2-3 lần trong ngày.

"Không chỉ kem chống nắng, viên uống chống nắng cũng là một phương pháp bảo vệ làn da từ bên trong tối ưu", bác sĩ Vân cho hay.

Sau khi trở về từ môi trường bên ngoài, bạn nên làm sạch cơ thể, đặc biệt là da mặt bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt. Bác sĩ Vân khuyến cáo các sản phẩm sữa rửa mặt chỉ nên sử dụng với tần suất 1-2 lần/ngày.

"Bên cạnh đó, mọi người có thể sử dụng các hoạt chất làm sạch sâu hơn như BHA, AHA... rồi dưỡng ẩm bằng cách đắp mặt nạ", bác sĩ này nói thêm.

Không chỉ sử dụng mỹ phẩm, mọi người cũng nên cải thiện lối sống như tập thể dục, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng; có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý và sử dụng thêm một số thực phẩm bổ sung để tăng cường đề kháng cho cơ thể, giúp bảo vệ làn da trước sự thay đổi của thời tiết cũng như biến động từ môi trường.

Theo Linh Thùy/Zingnews

Tin liên quan

Thanh Hoá: Tiêm chủng vaccine 6 trong 1 đã hết hạn cho trẻ em

Cán bộ y tế xã Thăng Bình đã kiểm tra lại các mẫu lưu vỏ lọ vaccine và phát hiện...

Thêm 3 người ở Việt Nam tử vong do Covid-19

Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 10/5, cả nước ghi nhận 2.507 ca mắc Covid-19 mới, tăng gần...

Ca mắc COVID-19 trên địa bàn Bình Dương có diễn biến bất thường?

Từ đầu tháng 4 đến nay tỉnh Bình Dương đã ghi nhận 2 ca tử vong do COVID-19, trước tình...

Dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bình Dương lập 3 đoàn kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân COVID-19

Chiều 9/5, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, đã thành lập 3 đoàn kiểm tra,...

Cảnh báo 2 bộ phận này nếu có dấu hiệu tròn đầy, tuổi thọ của bạn càng bị rút ngắn

Nếu phát hiện có hai bộ phận này tròn đầy cần phải thận trọng, thay đổi thói quen sinh hoạt...

Vẫn phải cảnh giác với Covid-19

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa tuyên bố Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế...

Thói quen xỉa răng sau khi ăn tưởng làm sạch khoang miệng, nào ngờ khiến vi khuẩn 'ghé thăm', vỡ...

Dùng tăm xỉa răng sau bữa ăn là thói quen của nhiều người, tuy nhiên, đây là một hành động...

Tin mới nhất

Làm “chuyện ấy” có thể gây tử vong? Bác sĩ nhắc nhở đặc biệt đối với 6 kiểu người này

3 giờ trước

Trao thân cho người không xứng đáng, tôi bị tình già bỏ rơi không thương tiếc

12 giờ trước

Sau lần đầu ra mắt nhà bạn trai, tôi rơi vào tình trạng chới với vì những lần nhờ vả...

12 giờ trước

Vợ mới đẻ chồng đã 'tòm tem' không về nhà, phút mốt tôi khiến anh mất tất cả

12 giờ trước

'Tiểu tam' vác bụng bầu đến nhà chồng ăn vạ, tôi cho cô ta xem 1 thứ đã sợ hãi...

12 giờ trước

Rước nhân tình về rồi đuổi vợ 'không biết đẻ' ra khỏi nhà, gã chồng bội bạc nhận cái kết...

12 giờ trước

Vì sao đàn ông luôn say mê phụ nữ đã có chồng: 9 lý do ai nghe cũng phải gật...

13 giờ trước

3 cách hàn gắn hôn nhân đổ vỡ giúp tình cảm vợ chồng bền vững, tốt đẹp hơn xưa

13 giờ trước

25 năm chung sống, bất ngờ phát hiện chồng ngoại tình 17 năm qua

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình