Trên thế giới, cứ mỗi phút sẽ có 1 người được chuẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Chưa đầy 2 phút, sẽ có một bệnh nhân mắc ung thư dạ dày qua đời. Trong quá trình sống, dạ dày của chúng ta phải thường xuyên làm việc, cũng vì vậy mà tỉ lệ con người mắc phải các bệnh về dạ dày ngày càng cao.
Ung thư dạ dày dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày thông thường khác, do đó bệnh nhân thường được phát hiện khi đã ở giai đoạn giữa và cuối.
Chuyên gia cung cấp 4 dấu hiệu thường xảy ra trong bữa ăn, báo hiệu bạn đang mắc các bệnh liên quan tới dạ dày, trong đó có ung thư dạ dày. Nếu cơ thể phát ra những tín hiệu này, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe sớm.
Bị ợ nóng (Hiện tượng axit trào ngược)
Sau bữa ăn thường xuyên bị ợ nóng có thể là triệu chứng ung thư đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. Hãy cảnh giác khi hiện tượng axit dạ dày tăng cao kèm cảm giác khó chịu nơi cổ họng. Ợ nóng thường biểu hiện kèm cảm giác rát họng, đau ngực và là dấu hiệu đặc trưng khi dạ dày không khỏe, vì vậy bạn nên đến tìm bác sĩ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của chính mình.
Mất cảm giác ngon miệng
Cảm giác ngon miệng thường giảm đi do bệnh ung thư và các tác dụng phụ xảy ra trong quá trình điều trị ung thư.
Những người không thấy ngon miệng hầu như không thấy đói hoặc ăn rất ít nhưng vẫn thấy no. Không thấy ngon miệng có thể dẫn tới giảm cân, suy dinh dưỡng, mất sức và teo cơ. Thiếu dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phục hồi và ngăn cản việc tiếp tục quá trình điều trị.
Có nhiều nguyên nhân làm mất cảm giác ngon miệng ở bệnh nhân ung thư như cơ thể thay đổi cách chuyển hóa thức ăn, chất dinh dưỡng, tế bào ung thư tiến triển, lách to (phì đại) có thể chèn ép dạ dày, đọng dịch trong ổ bụng (bụng báng) gây cảm giác đầy bụng. Ngoài ra các loại thuốc hóa trị, liệu pháp miễn dịch, thuốc an thần, xạ trị hoặc phẫu thuật cơ quan tiêu hóa như dạ dày, ruột non cũng làm khiến bệnh nhân chán ăn.
Chướng bụng, đầy hơi
Ung thư gan ngày càng trẻ hóa, tỉ lệ phát bệnh ngày càng cao và một trong những nguyên nhân chính là do nghiện rượu, viêm gan B, C, xơ gan không được theo dõi và điều trị kịp thời.
Biểu hiện của ung thư gan lúc đầu chỉ giống như bệnh rối loạn tiêu hóa, đầy bụng chán ăn... nên người dân cần cảnh giác. Khi phát hiện mắc viêm gan B, C, xơ gan cần đến viện điều trị không nên tự điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian sẽ vô tình làm bệnh nặng hơn và không còn khả năng điều trị.
Triệu chứng chính của bệnh nhân xơ gan cổ trướng là bụng trướng lên, dần dần sẽ to ra giống như phụ nữ mang thai được vài tháng. Xơ gan cổ trướng hầu hết là triệu chứng của bệnh xơ gan giai đoạn cuối. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu không điều trị hiệu quả bệnh có thể phát triển thành ung thư gan.
Nôn mửa khi ăn
Nếu khối u xuất hiện ở môn vị, thức ăn vận chuyển qua cơ quan này bị tắc nghẽn, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn. Tuy nhiên, vì buồn nôn và nôn là một triệu chứng bệnh rất phổ biến nên nhiều người không quá chú ý đến giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày, dễ trì hoãn cơ hội điều trị.
Ví dụ, viêm dạ dày ruột cấp tính cũng có thể gây ra nôn mửa. Sau khi điều trị đúng cách, bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể trong vòng 3-5 ngày. Trong khi đó, nôn mửa do ung thư dạ dày diễn ra trong thời gian dài, chất nôn sẽ tích tụ lại mỗi ngày. Nhiều trường hợp người bệnh tích tụ thức ăn suốt 10 tháng trong dạ dày.