Các món cháo cho bé 6 tháng tuổi
1. Cháo sữa bí đỏ
Nguyên liệu: 20g bí đỏ, 1/2 cốc sữa (60ml)
Cách nấu món súp sữa bí đỏ ăn dặm cho bé 6 tháng: Mẹ đem bí đỏ đã được gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng nhỏ rồi đun chín trong 5 phút. Pha sữa bột theo đúng tỷ lệ tới lượng yêu cầu rồi cho bí đỏ đã chín tới vào đun nhỏ lửa tới khi nào mềm nhừ.
Đem hỗn hợp trên nghiền nhỏ. Mẹ nên sử dụng bí đỏ đậm màu vì chúng giàu vitamin A so với bí đỏ màu nhợt hơn.
2. Cháo đậu cô ve
Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), đậu cô ve nghiền (2 thìa cà phê).
Cách làm: Đậu cô ve được nhặt và rửa sạch, đem trần qua để bớt mùi nồng rồi luộc chín tới mềm. Cho đậu đã nghiền vào bát cháo trắng và cho bé ăn.
3. Cháo rau chân vịt
Nguyên liệu: Cháo trắng (2 thìa cà phê), rau chân vịt nghiền (2 thìa cà phê).
Cách làm: Rau chân vịt (chỉ lấy lá) đem rửa sạch rồi đem luộc tới chính và nghiền nát. Trộn với cháo trắng và cho bé ăn.
Gợi ý những thực phẩm giúp trẻ tăng cân giai đoạn này
1. Sữa
Sữa cung cấp canxi và vitamin D để xương chắc khỏe. Để trẻ uống sữa không bị nhàm chán, hãy thêm những hương vị vào sữa như sôcôla. Sôcôla không cản trở sự hấp thụ canxi, đảm bảo chất lượng hoàn hảo của sữa.
2. Cà rốt
Đối với trẻ đang tập ăn bốc và trẻ mới biết đi, có thể hấp cà rốt cho đến khi chín mềm và sau đó cắt thành miếng nhỏ và cho bé ăn.
3. Ngũ cốc
Ngũ cốc là một nguồn giàu các vitamin và khoáng chất, bao gồm cả sắt và vitamin B, tốt cho các tế bào máu.
4. Bông cải xanh
Bông cải xanh rất giàu vitamin A và C giúp tăng cường sức đề kháng của trẻ.
5. Trứng
Trứng chứa nhiều protein và vitamin D. Chúng giúp khoẻ xơ và cung cấp canxi cho cơ thể.
6. Rau quả hỗn hợp
Rau hỗn hợp bao gồm một sự kết hợp các loại rau khác nhau với các vitamin khác nhau và các protein mà cơ thể đòi hỏi hàng ngày.
7. Thịt bò
Thịt bò là một nguồn giàu chất sắt, protein và kẽm. Nhưng nên chọn thịt bò nạc để giữ mức tiêu thụ chất béo ít nhất.
8. Kiwi
Kiwi giàu vitamin C hơn cam, giàu chất chống oxy hóa bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
9. Nước cam
Trong tất cả các loại nước tự nhiên, nước cam là bổ dưỡng nhất. Nó chứa rất nhiều vitamin C và kali.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm lúc 6 tháng tuổi
- Thức ăn phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn.
- Bắt đầu chỉ nên cho trẻ ăn với số lượng nhỏ, thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê.
- Luôn đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của bé.
- Khi giới thiệu một loại đồ ăn dặm mới, mẹ nên tập cho bé ăn thử trong 3 – 4 ngày.
- Trong quá trình cho bé ăn, mẹ hãy để mắt đến bé để kịp thời phát hiện những dấu hiệu lạ.
- Trong thời điểm này, mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của con. Ngoài ra, những loại cá lưng xanh như cá thu, các loại giáp xác như tôm cua, bạch tuộc, các loại ốc, thịt, sữa bò dễ gây dị ứng cho bé, do đó ở giai đoạn này nên tránh cho bé ăn những thực phẩm trên.
- Đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, không nên ép bé ăn. Hãy ngừng khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn và thử cho bé ăn lại.
- Chỉ cho bé ăn từng thực phẩm mới mỗi lần, không được trộn lẫn để có thể biết được nguyên nhân gây ra dị ứng (nếu có).
Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở lên được xem như là giai đoạn bản lề, quyết định rất nhiều đến sở thích ăn uống cũng như sự phát triển của trẻ sau này. Do đó các mẹ nên chú ý xây dựng thực đơn cho bé 6 tháng tuổi giúp trẻ có được nguồn dinh dưỡng phong phú và đầy đủ nhất.