Lợi ích của của riềng đối với sức khỏe
Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các kháng chất như: Natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và các flavanoid… Những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
Riềng chứa các hoạt chất kháng viêm rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp, giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo. Bên cạnh đó, riềng còn có khả năng điều trị chứng khó tiêu, giúp làm giảm khó chịu gây ra do viêm loét dạ dày.
Riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa làm giảm thiểu các tác hại gây ra bởi các gốc tự do và những độc tố khác trong cơ thể. Từ đó, góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh về da như ghẻ, lang ben, lở loét và sưng viêm. Để cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể, chúng ta nên bổ sung riềng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
Với mùi vị đặc biệt, riềng còn có tác dụng tăng cảm giác ngon miệng, điều trị ho gà, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, mật - ruột co thắt, giúp trị đau thắt ngực, giúp long đờm, giảm đau cổ họng, trị tiêu chảy, hạ cholesterol và triglyceride trong máu.
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu, có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Đặc tính chống oxy hóa của của riềng giúp cây ngăn các gốc tự do gây thương tổn cho da, qua đó duy trì độ mềm của da, tránh bị rạn nứt.
Nhai vài lát riềng tươi có thể kiểm soát được chứng say tàu xe, buồn nôn và trị đau răng.
Không chỉ có Y học cổ truyền mà những nghiên cứu y học hiện đại cũng đã phát hiện, trong thành phần hóa học của củ riềng có khoảng 1% tinh dầu, có mùi thơm long não, chủ yếu là xineola và metylxinnamat, các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành mà ít để lại sẹo.
Bà bầu ăn củ riềng có nên không?
Những ngày tháng mang thai là khoảng thời gian bố mẹ luôn trong trạng thái lo lắng về dinh dưỡng của con nhiều hơn bao giờ hết. Vì vậy, với bất cứ món ăn nào cũng sẽ khiến mẹ băn khoăn liệu có tốt cho sức khỏe của con hay không, trong đó có củ riềng.
Trong Y học cổ truyền, củ riềng có vị cay, thơm, tính ấm, vào hai kinh tỳ và vị, có nhiều tác dụng ôn trung, tán hàn, tiêu thực, chữa đầy bụng, nôn mửa, ợ hơi, ợ chua, tiêu hóa kém... Bộ phận dùng làm thuốc của riềng là thân và củ.
Thực tế, bà bầu hoàn toàn có thể ăn củ riềng như một loạt gia vị cho món ăn hàng ngày. Tuy nhiên mẹ nên lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng riềng quá thường xuyên vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không có lợi cho cơ thể, tùy từng người, với thể trạng khác nhau mới kết luận được.
Có thể thấy riềng là một vị thuốc nên đôi khi sẽ có những tác dụng không tốt đối với thể trạng của phụ nữ mang thai. Vì thế phụ nữ mang thai có thể ăn riềng như một loại gia vị ăn kèm trong các món ăn, còn nếu dùng riềng để chữa bệnh thì nên cẩn trọng.