Phụ Nữ Sức Khỏe

Các ca bệnh ho gà tăng mạnh ở nhiều nơi, cần làm gì để phòng bệnh cho trẻ nhỏ?

Trẻ càng nhỏ càng dễ mắc ho gà và diễn tiến nặng. Trong bối cảnh số ca ho gà tăng trên cả nước, tiêm ngừa đủ liều - đúng lịch là cách phòng bệnh hiệu quả cho trẻ.

Theo thống kê từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm đến nay, số ca mắc ho gà tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước, có nhiều trẻ bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, nhập viện. Riêng Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận và điều trị gần 400 trẻ mắc ho gà từ đầu năm đến hết tháng 7/2024. Các ca bệnh chủ yếu chưa đến tuổi chủng ngừa hoặc chưa tiêm đầy đủ số mũi vắc xin phòng bệnh.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM đánh giá việc gia tăng số ca mắc ho gà cho thấy mầm bệnh ho gà vẫn còn lưu hành trong cộng đồng, nguy cơ lây bệnh rất cao cho trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đầy đủ.

Năm 2018, có 700 trường hợp ho gà được ghi nhận, trong đó 86% là trẻ dưới một tuổi, hơn 27% không được tiêm chủng và 18% không tiêm chủng đủ mũi. Đặc biệt hơn 33% bệnh nhi là trẻ dưới 2 tháng tuổi chưa đến tuổi được tiêm chủng vắc xin theo lịch.

Tình hình ho gà cũng được ghi nhận đang gia tăng ở các nước trên thế giới và trong khu vực. Như tại Thái Lan, các ổ dịch ở miền Nam xuất hiện từ năm ngoái đến đầu năm nay đã có hơn 1.000 ca mắc, 7 trường hợp đã tử vong. Tại Philippines, ho gà đã gây ra hơn 1.100 ca mắc, trong đó 60% số ca mắc dưới 6 tháng tuổi, cao gấp 34 lần so với cùng kỳ năm 2023 và 54 ca tử vong đều là trẻ dưới 5 tuổi.

Trẻ chưa tiêm ngừa hoặc tiêm ngừa chưa đủ mũi có nguy cơ cao mắc ho gà. Ảnh: Photo AC

Ho gà lây lan mạnh qua đường hô hấp, một người mắc có thể lây cho 12-17 người. 90% người chưa có miễn dịch tiếp xúc với bệnh nhân ho gà trong cùng hộ gia đình sẽ nhiễm bệnh.

Tuổi càng nhỏ càng dễ mắc ho gà và diễn tiến nặng. Lý do là hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh vốn non yếu. Thêm vào đó, trẻ chưa có kháng thể đầy đủ từ vắc xin để chống lại bệnh. Theo các nghiên cứu, 90% số ca mắc và tử vong do ho gà là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được chủng ngừa hoặc chủng ngừa không đầy đủ.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Ý từ năm 2013 công bố trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC chỉ ra trẻ em dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm bệnh cao gấp 20 lần so với tổng dân số.

Trẻ càng nhỏ, mắc ho gà càng dễ diễn tiến nặng. Nguồn: Unsplash

Ho gà thường khởi phát với các triệu chứng giống cảm cúm như mệt mỏi, chán ăn, ho, không sốt hoặc sốt nhẹ, sau đó cơn ho ngày càng nặng và kéo dài, kèm theo tiếng thở rít như tiếng gà, chảy nhiều đờm và nôn.

Bệnh còn dẫn đến các biến chứng nặng như viêm phổi, bệnh lý não, suy dinh dưỡng, bội nhiễm thêm các tác nhân truyền nhiễm khác… Ví dụ, tháng 2-2024, CDC Ninh Bình ghi nhận ca mắc ho gà 4 tháng tuổi bội nhiễm vi khuẩn phế cầu dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, kèm rối loạn tiêu hóa khiến việc điều trị khó khăn.

Trước nguy cơ bệnh nặng do ho gà ở trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh cần chú ý tiêm ngừa cho trẻ đủ liều và đúng lịch, để bảo vệ trẻ tối ưu khỏi ho gà.

Lịch tiêm chủng như sau:

- Với trẻ dưới 2 tuổi: Cần 4 mũi tiêm vào thời điểm: Mũi 1 (2 tháng tuổi) , mũi 2 (3 tháng tuổi), mũi 3 (4 tháng tuổi) và mũi 4 (16-18 tháng tuổi và cần hoàn tất trước khi trẻ tròn 2 tuổi). Tại Việt Nam, có vắc xin 6 trong 1 hoặc vắc xin 5 trong 1 có thành phần giúp phòng ngừa ho gà.

- Trẻ tiền học đường (4-6 tuổi): 1 mũi tiêm nhắc.

- Thanh thiếu niên (9-15 tuổi ): 1 mũi tiêm nhắc.

- Người lớn: tiêm nhắc mỗi 10 năm.

Tiêm đủ liều, đúng lịch các vắc xin đầu đời là cách bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ho gà. Nguồn: Shutterstock

Việc tiêm chủng cho trẻ và tiêm nhắc đầy đủ theo từng độ tuổi sẽ giúp bảo vệ trẻ và những người thân trong gia đình khỏi nguy cơ mắc ho gà.

 
 
Theo Quang Vũ/Tổ Quốc

Tin liên quan

Tại sao người bị tiểu đường nên thử tập tạ?

Việc kết hợp tập tạ vào thói quen của người bị tiểu đường mang lại rất nhiều lợi ích.

Uống cà phê giúp bạn giảm nguy cơ tử vong sớm

Uống cà phê có thể giúp bạn giảm nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là ở những người ngồi...

Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não do 'ăn tiết canh đầu tháng lấy may'

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng toàn thân nổi ban xuất huyết hoại tử, suy đa tạng, được chẩn...

Thói quen khi ngủ giúp người Nhật ngủ ngon và sống thọ nhất hành tinh: Các nhà khoa học khuyên...

Việc mang tất khi ngủ giúp người Nhật giữ ấm đôi chân, cải thiện chất lượng giấc ngủ, thúc đẩy...

Thường xuyên thức giấc lúc 3 - 4 giờ sáng là chứng bệnh gì?

Mỗi một thời điểm tỉnh giấc trong đêm đều cho thấy một vài bộ phận trong cơ thể đang gặp...

5 bệnh thường gặp sau mưa bão, biết những điều này để an toàn cho cả nhà

Sự phát triển của nấm mốc và chất gây ô nhiễm còn sót lại sau những cơn bão lớn có...

Những cách xông hơi giải cảm hiệu quả bạn nên biết

Xông hơi giải cảm là một phương pháp trị cảm cúm hiệu quả được dân gian sử dụng từ nhiều...

Tin mới nhất

Mẹo hay giải độc cho cơ thể sau khi ăn quá nhiều, cần làm ngay để ngày mới thêm năng...

2 ngày 1 giờ trước

Phát hiện bất ngờ khi so sánh người đi bộ trong rừng và trong thành phố đông đúc

2 ngày 1 giờ trước

Đi khám vì đau họng và nuốt đau, bất ngờ phát hiện mắc ung thư

2 ngày 20 giờ trước

Gan thải độc qua đường nào?

2 ngày 20 giờ trước

Diễn viên Hàn Quốc đầu tiên đoạt giải Oscar: Không cần diện đồ cầu kỳ vẫn thanh lịch, đẳng cấp...

2 ngày 20 giờ trước

3 thời điểm dù bẩn thế nào cũng không nên đánh răng

2 ngày 20 giờ trước

Tại sao quần Jeans luôn có chiếc túi "bé tí xíu" bên hông? Hóa ra là "vị trí quý" toàn...

10/10/2024 06:12

Thực phẩm cần tránh nếu bạn bị huyết áp cao

10/10/2024 06:07

Đột ngột cứng cổ, đau đớn sau nhiều giờ xem điện thoại

10/10/2024 06:05

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình