Phụ Nữ Sức Khỏe

Bỗng dưng thấy miệng có "vị" này, bác sĩ cảnh báo nên đi kiểm tra đường huyết ngay lập tức

Một số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện rối loạn vị giác, dẫn đến miệng có vị mặn, chua, vị kim loại...

Miệng có lạ, bác sĩ cảnh báo nên đi kiểm tra đường huyết

Tiến sĩ Shao Yuhao (Đài Loan, Trung Quốc) kể rằng gần đây anh tiếp nhận một bệnh nhân đến khám vì miệng có vị chua rất kỳ lạ. Bác sĩ Shao Yuhao cho rằng khi miệng có vị lạ thường là do trào ngược dạ dày thực quản hoặc do vệ sinh răng miệng kém.

Tuy nhiên, sau khi bác sĩ khám bụng, lưỡi và khám mạch cho bệnh nhân cho thấy không có tín hiệu trào ngược dạ dày thực quản điển hình. Bệnh nhân tháo khẩu trang ra nói chuyện cũng không có mùi hôi nào mà vị chua chỉ là cảm nhận của riêng bệnh nhân.

Để chẩn đoán thêm, bác sĩ cho rằng triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh tiểu đường. Bởi một số bệnh nhân tiểu đường có biểu hiện rối loạn vị giác, dẫn đến miệng có vị mặn, chua, vị kim loại... Kết quả đúng như dự đoán, người bệnh có chỉ số đường huyết cao.

Khi đường huyết tăng cao do bệnh tiểu đường, cơ thể cố gắng loại bỏ đường thừa thông qua đường tiểu, điều này có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Trong tình trạng đó, một số người có thể cảm thấy miệng khô hoặc có cảm giác chua miệng.

Ngoài cảm giác chua miệng, giảm cân rõ rệt mà không phải do ăn kiêng cũng là một trong những dấu hiệu rõ rệt của bệnh tiểu đường. Khi hàm lượng insulin trong cơ thể người bệnh giảm, sẽ ngăn cản cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Khi cơ thể thiếu insulin thì cơ thể phải bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân tiểu đường còn có cảm giác ngứa da. Có nhiều nguyên nhân gây ngứa ở bệnh nhân tiểu đường, có thể là do lượng đường trong máu cao tạo môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển, cũng có thể do nhiễm nấm hoặc do dị ứng với thuốc. Ngoài ra, đường huyết cao cũng có thể khiến da bị khô, điều ấy tạo nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Nhóm người nên theo dõi đường huyết thường xuyên

Người bị mất cân bằng vi khuẩn đường ruột

Vi khuẩn đường ruột điều chỉnh hệ thống miễn dịch, chống lại nguy cơ bị viêm của cơ thể. Đồng thời duy trì quá trình trao đổi chất. Khi hệ vi khuẩn mất cân bằng, hàng rào bảo vệ đường ruột bị thay đổi dẫn đến rối loạn chuyển hóa. Đây chính là yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ngừoi có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang là một bệnh nội tiết. Khoảng 40% bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang được chẩn đoán mắc bệnh béo phì, đồng thời xác suất mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch cũng tăng cao.

Những người có chế độ ăn nhiều chất béo, nhiều đường - thúc đẩy phản ứng viêm của cơ thể

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ăn nhiều chất béo, nhiều đường như các món kho, các món chiên… sẽ làm tăng lượng đường trong máu và lipid máu. Điều này khiến cơ thể bị viêm và rối loạn quá trình trao đổi chất.

Người lười vận động

Những người lười vận động có nhiều khả năng mắc các vấn đề về béo phì. Đây là yếu tố dẫn đến cơ thể bị viêm mãn tính và độ nhạy insulin kém.

Những thói quen tốt để tránh bệnh tiểu đường

- Ăn nhiều rau xanh: Ăn nhiều rau giúp bạn ổn định trọng lượng tốt hơn, giảm thiểu lượng mỡ thừa, từ đó kéo theo tác dụng giữ lượng đường trong máu được ổn định.

- Tránh thịt đỏ và thịt chế biến: Thịt đỏ như thịt bò chứa cholesterol khá cao, có thể đặt bạn vào nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn.

- Tăng cường Omega cho cơ thể: Các axit béo omega-3 được tìm thấy trong các loại cá như cá hồi, cá mòi,... có thể giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với insulin.

- Chăm chỉ tập thể dục: Theo một nghiên cứu trên tạp chí Clinical Endocrinology & Metabolism, tập luyện giúp giảm mỡ và tăng cơ bắp. Điều ấy có thể giúp giảm đề kháng insulin và từ đó hạn chế khả năng phát triển bệnh tiểu đường.

Theo Bảo Nam/Tổ Quốc

Tin liên quan

Bé sơ sinh 7 ngày tuổi đã mắc sốt xuất huyết, nguy hiểm thế nào?

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mới đây tiếp nhận một bé gái 7 ngày tuổi, nặng 2,5kg...

Căn bệnh hiểm ở não làm chàng trai 26 tuổi mất ánh sáng, đột quỵ nguy kịch

Nam thanh niên xuất hiện những cơn đau đầu dữ dội lúc rạng sáng, sau đó giảm dần thị lực...

Hà Nội: Cả tuần bị "giam lỏng", tự cách ly như thời Covid-19 vì… đau mắt đỏ

Cuộc sống của nhiều gia đình ở Hà Nội bị đảo lộn khi từng thành viên trong gia đình bị...

5 loại thực phẩm chứa nhiều caffeine chưa chắc bạn đã biết

Caffeine không chỉ có trong cà phê và trà xanh mà nó còn có trong nhiều trong các thực phẩm...

Cảnh giác với nấm linh chi kém chất lượng

Nấm linh chi được nhiều người chọn để bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, người tiêu dùng cần cảnh giác...

8 thói quen hàng ngày giúp giảm nguy cơ trầm cảm

Mặc dù nguyên nhân gốc rễ đằng sau chứng trầm cảm vẫn chưa rõ ràng, nhưng một số mẹo phòng...

Phòng dịch tay chân miệng trước thềm năm học mới

Ngày 27-8, trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp khi năm học mới cận kề,...

Tin mới nhất

Xoài sống và xoài chín: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?

5 phút trước

Mận chứa chất chống oxy hóa, giúp giảm cân nhưng sao ăn nhiều lại mọc mụn? Bí quyết ăn mận...

6 phút trước

Cách phát hiện đậu phụ chứa thạch cao

1 giờ trước

Ý nghĩa việc thêm quả quất vào nước mía, thật sự uống nhiều không gây nóng?

13 giờ trước

Cẩn thận khéo mua xoài ngậm hóa chất gây hại hô hấp: Dưới đây là 5 cách phân biệt bạn...

13 giờ trước

Dễ không tưởng cách làm món ba chỉ rim chao “siêu” bắt cơm, làm ngay cho cả nhà thưởng thức

13 giờ trước

10 lợi ích sức khỏe ít được biết đến của nước dưa chuột và những lưu ý khi dùng

13 giờ trước

Chả ốc: món ngon tròn vị dân dã đưa cơm

13 giờ trước

Loại nước chị em nào cũng cố uống để giảm cân, thanh lọc cơ thể, hóa ra tác dụng thực...

13 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình