Thịt lợn là loại thực phẩm phổ biến, thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, có nhiều loại thịt lợn khác nhau và mỗi người lại có sở thích ăn khác nhau, có người thích thịt ba chỉ, người thích thịt chân giò...
Các bộ phận khác nhau của con lợn lại có giá trị dinh dưỡng khác nhau và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Nhưng ít người biết rằng, mỗi con lợn có một phần "thịt" cực kỳ bổ sương, không phải ai cũng có thể mua được.
Phần "thịt" đó chính là tim lợn. Bộ phận này giàu protein, canxi, phốt pho, các loại vitamin... Trong 150g tim lợn chứa: 146 calo, 0g carb, 0g đường, 26g protein, 5g chất béo, 0g muối, 0g chất xơ, 12µg vitamin B12, 1,35mg Riboflavin (B2), 3,75mg axit pantothenic (B5), 10,35mg niacin (B3), 0,72mg thiamin (B1), 300mg choline.
Vì mỗi con lợn chỉ có một quả tim nên nhiều người phải đi chợ từ sáng sớm để mua được phần tim lợn tươi ngon nhất.
Trong Đông y, tim lợn được sử dụng để làm nhiều món ăn - bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị bệnh
Bổ khí, dưỡng huyết, dưỡng tim, an thần, chữa các bệnh suy nhược cơ thể, thiếu máu
500g tim lợn, 15g nấm linh chi. Nấm linh chi rửa sạch; tim lợn rửa sạch cho vào nồi cùng nấm linh chi, hành lá, gừng, tiêu, nấu đến khi chín thì vớt ra.
Dưỡng tâm an thần, dưỡng huyết, chữa buồn bực, mất ngủ, bứt rứt, khát nước
Một quả tim lợn, 15g chà là đỏ, 15g lá trắc bà diệp. Tim lợn cắt đôi, rửa sạch. Cho các dược liệu vào túi gạc rồi buộc chặt. Bỏ tim lợn và dược liệu vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ và ninh đến khi tim lợn chín, ngấm gia vị.
Dưỡng tâm an thần, trị mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp
100g tim lợn, 20ghạt sen(bỏ tâm), 25g bách hợp. Tim lợn rửa sạch, thái lát và cho vào nồi nước nấu khoảng 30 phút. Bỏ hạt sen, bách hợp vào nồi, nấu nhừ.
Lưu ý khi ăn tim lợn
Mặc dù tim lợn có lợi cho tim và da nhưng nội tạng động vật là loại thực phẩm chúng ta không nên ăn liên tục. Nó có chứa nhiều cholesterol, không thích hợp với những người cao huyết áp, mỡ máu cao.
Ngoài ra, nhiều loại hormone được bổ sung trong quá trình nuôi dưỡng gia súc hiện nay có thể tồn đọng trong nội tạng động vật. Vì vậy, để tốt cho sức khỏe, bạn chỉ nên ăn nội tạng động vật 1-2 lần/tuần, không nên ăn quá nhiều.