Phụ Nữ Sức Khỏe

Hiệu quả của 6 loại vắc xin ngừa Covid-19

Các nhà nghiên cứu nhận thấy tiêm vắc xin Covid-19 loại nào cũng giúp tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus.

Một nghiên cứu tại Hungary đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả 6 loạivắc xin Covid-19đang được sử dụng tại quốc gia này gồm AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Sputnik V, Johnson & Johnson.

Dữ liệu dựa trên thống kê 5.593.891 người được tiêm vaccine Covid-19 mũi 1. Đây là thống kê lớn nhất từ trước đến nay của nước này và toàn bộ dữ liệu được đăng tải trên website 444.hu của chính phủ Hungary.

Dữ liệu được phân thích sau ít nhất 3 tuần sau khi tiêm mũi vắc xin Covid-19 đầu tiên. Kết quả cho thấy, 0,2% người được tiêm bị mắc Covid-19; 0,05% phải nhập viện và 0,012% tử vong vì mắc bệnh.

Sau mũi tiêm thứ 2, khả năng bảo vệ tăng lên nhiều. Số liệu được thống kê sau 21 ngày tiêm mũi thứ 2 cho kết quả như sau: Tỷ lệ người tiêm vắc xin Covid-19 là 0,086%, số người nhập viện là 0,013%. Chỉ có 0,003% tiêm đủ 2 mũi vắc xin bị nhiễm bệnh và tử vong. Riêng Janssen của Johnson & Johnson là vắc xin chỉ tiêm một liều.

Ảnh minh họa

So sánh tỷ lệ nhiễm bệnh, nhập viện và tử vong ở 6 loại vắc xin cho thấy, sau 2 mũi tiêm, vắc xin của Moderna giúp giảm tỷ lệ mắc Covid-19 thấp nhất (chỉ 0,033% người tiêm đủ 2 mũi vắc xin này bị nhiễm bệnh). Con số này ở các loại vắc xin khác là: Sputnik V (0,04%), AstraZeneca (0,055%), Pfizer (0,105%), Sinopharm (0,114%).

Tỷ lệ nhập viện đối với những người tiêm vắc xin Sputnik V thấp nhất chỉ có 0,005%. Các loại vắc xin khác có tỷ lệ như sau: AstraZeneca (0,007%), Moderna (0,01%), Pfizer (0,015%), Sinopharm (0,018%).

Tỷ lệ tử vong khi mắc Covid-19 ở người tiêm đủ 2 mũi vắc xin Sputnik V cũng là thấp nhất, xấp xỉ 0%. Con số này với vắc xin AstraZeneca là 0,001%, Sinopharm là 0,004%, Pfizer là 0,004%, Moderna 0,005%.

Đối với loại vắc xin chỉ cần tiêm một liều của Johnson & Jonhson, tỷ lệ người nhiễm bệnh, nhập viện và tỷ vong gần như bằng 0.

Giới chức Hungary cũng nhấn mạnh việc so sánh này không phải con số tuyệt đối. Thống kê còn phụ thuộc vào số lượng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người được tiêm. Ví dụ như vắc xin của Johnson & Johnson chỉ tiêm một liều và rất ít người dân Hungary tiêm loại vắc xin này. Chỉ có 17% người tiêm vắc xin của Johnson & Johnson thuộc nhóm trên 60 tuổi.

Trong khi đó, có hơn 2,5 triệu liều vắc xin Pfizer được tiêm cho người dân. Đây là loại vắc xin đầu tiên được Hungary phê duyệt để triển khai tiêm cho người dân, ưu tiên nhóm nhân viên y tế, người có bệnh mạn tính ở thời điểm mới tiếp cận vắc xin. Tỷ lệ người trên 60 tuổi tiêm vắc xin Pfizer là 37%

Tổng số người được tiêm vắc xin Moderna của nước này là khoảng 333.000 người và tỷ lệ người lớn tuổi chiếm 39% con số đó.

Số người tiêm vắc xin Sinopharm ở Hungary là hơn 1 triệu, trong đó có 55% thuộc nhóm trên 60 tuổi. 916.000 người dân được tiêm Sputnik V (nhóm người trên 60 tuổi chiếm 29%); 640.000 người được tiêm AstraZeneca (nhóm người trên 60 chiếm 30%).

Do sự khác biệt nói trên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, chúng ta không nên dựa trên các con số thống kê này để lựa chọn vắc xin.

Cũng theo nghiên cứu, hiệu quả của việc tiêm vắc xin có sự khác biệt theo nhóm tuổi.

Nghiên cứu phân nhóm những người tiêm vắc xin Covid-19 theo từng nhóm tuổi gồm <20 tuổi, 20-40 tuổi, 40-60 tuổi, 60-80 tuổi và >80 tuổi.

Trong các bảng thống kê này, có rất ít dữ liệu về trẻ vị thành niên, người dưới 20 tuổi đặc tiêm văc xin Covid-19.

Ở nhóm 20-40 tuổi, tỷ lệ người mắc Covid-19 chỉ rơi vào khoảng 0,008-0,071%, trong đó, cao nhất là ở Pfizer. Tất cả các loại vắc xin nói trên đều giúp giảm tỷ lệ tử vong vì Covid-19 xuống mức 0% sau khi đã tiêm đủ 2 mũi. Tỷ lệ nhập viện sau khi tiêm cũng xuống rất thấp, với người tiêm đủ 2 loại vắc xin Covid-19 Moderna và Sinopharm gần như bằng 0. Các loại vắc xin cũng chỉ rơi vào khoảng 0,001-0,003 %, tương đương tổng cộng 24 ca.

Theo Khỏe và đẹp

Tin liên quan

3 dấu hiệu trên bàn tay cho thấy lượng đường trong máu đã cao vượt mức, khuyến cáo ăn 4...

Các dấu hiệu đường huyết tăng thường bị nhầm lẫn với bệnh vặt nên rất dễ bị bỏ qua, từ...

Những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể có sức đề kháng yếu, dễ bị vi khuẩn virus tấn công, bạn...

Khi cơ thể bạn đang có những dấu hiệu này chứng tỏ hệ miễn dịch đang bị suy yếu, bạn...

Cảnh báo 1 triệu chứng mà người đã tiêm chủng nếu nhiễm Covid-19 đều gặp phải

Người đã tiêm đủ vắc xin vẫn có nguy cơ mắc bệnh nhưng thường bị nhẹ hơn và nhanh khỏi...

Hà Nội thêm 3 đối tượng vào nhóm ưu tiên tiêm chủng vắc xin nCoV: Yên tâm ai cũng đến...

Theo đó, từ ngày 3/9, Sở Y tế Hà Nội đã bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng được ưu...

4 sai lầm khi ăn trứng mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là 3 cái đầu tiên vừa mất...

Trứng là nguyên liệu phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, chúng rất giàu protein, axit amin và lecithin....

Nổi hạch sau tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm không, bao lâu hạch biến mất?

Nhiều người sau khi tiêm vaccine Covid-19 có triệu chứng nổi hạch. Họ lo ngại rằng hiện tượng này có...

Phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 giữa nam và nữ khác nhau thế nào?

Phụ nữ thường có tác dụng phụ sau tiêm nhiều hơn nam giới do sự khác biệt hệ miễn dịch,...

Tin mới nhất

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

21 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

21 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 11 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 11 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 13 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

2 ngày 22 giờ trước

MisThy đính chính

19/11/2024 11:09

Nguyên nhân Huỳnh Hiểu Minh và Angelababy ly hôn

19/11/2024 11:06

Phim Việt gây tranh luận vì nhân vật tính tiền sai

18/11/2024 09:31

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình