Phụ Nữ Sức Khỏe

Bị tiểu đường khi mang thai nên ăn gì?

Trong chu kì ,mang thai, bệnh tiểu đường được các mẹ bầu chú ý quan tâm. Mẹ bầu cần chú ý chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, hạn chế ăn carbonhydrates đơn giản

Với những người bị tiểu đường thai kỳ, nên hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột, nhiều đường. Những thực phẩm này sẽ làm phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.

Carbonhydrates là thành phần chính để tạo ra lượng đường trong máu gồm carbonhydrates phức tạp và carbonhydrates đơn giản. Trong khi Carbonhydrates đơn giản làm lượng đường trong máu tăng cao một cách nhanh chóng, thì carbonhydrates phức tạp giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Những thực phẩm có carbonhydrates đơn giản mẹ bầu nên hạn chế ăn bao gồm bánh ngọt, bánh mì, cơm, kẹo, đường,…

Nên ăn những thực phẩm chứa carbonhydrates phức tạp, đó là:

– Bánh mì làm từ lúa mì

– Lê, đào, cam, táo

– Đậu

– Bắp

– Nên ăn nhiều hoa quả tươi

Người  bị tiểu đường thai kỳ không nên ăn thêm đường như glucose, bánh kẹo, tốt nhất là nên ăn hoa quả tươi, đặc biệt là dùng nước ép hoa quả, sữa chua, sữa, cơ thể bạn sẽ hấp thụ các loại đường trong nước hoa quả hoặc trong sữa chậm hơn.


Chọn thực phaamrcos chỉ số đường huyết (GI) thấp

Chỉ số đường huyết GI là chỉ lượng đường glucose từ thực phẩm ngấm vào máu ở mức độ nào đó sau khi ăn. Thực phẩm có GI thấp đó là những loại giàu chất xơ, giúp bạn quản lý bệnh tiêu đường hiệu quả, cơ thể không mất nhiều thời gian để tiêu hóa và glucose được giải phóng từ từ vào máu.

Những thực phẩm có chỉ số GI thấp đó là: mì ống làm bằng bột lúa mì; lê, đào, táo, cam, đậu đỗ, ngô ngọt…

Hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số GI cao như khoai tây chiên, gạo trắng.

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ

- Ăn một bữa sáng khoa học: Một bữa sáng lành mạnh giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu của bạn trong suốt buổi sáng. Hãy thử để có một bữa ăn sáng với thực phẩm có GI thấp. Cháo là một lựa chọn tốt bởi vì nó giải phóng năng lượng chậm và đồng đều. Hoặc bạn có thể chọn ngũ cốc nguyên cám và bánh mì, ăn kèm một thực phẩm giàu protein như một quả trứng luộc hoặc sữa chua ít chất béo. Đồ ăn có GI cao như bánh mì nướng, ăn cùng đường trắng và mứt có thể nhanh chóng tăng lượng đường trong máu của bạn.

- Cắt giảm chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa: Sử dụng dầu olive hoặc dầu hướng dương để nấu ăn và trộn salad; Luộc, hấp thức ăn thay vì chiên xào; Cắt chất béo từ thịt.

- Không bỏ bữa ăn: Hãy thử ăn các bữa tại cùng một thời điểm mỗi ngày và có cùng một lượng thức ăn. Điều này sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn ổn định hơn.

- Không ăn quá nhiều thức ăn có đường: Hãy thử cắt giảm hoặc bỏ kẹo, thức uống có gas… Những thực phẩm này có chứa các loại đường đơn giản, nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu của bạn

– Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì chỉ ăn có 3 bữa chính, hãy ăn từ 5-6 bữa mỗi ngày, cách này giúp mẹ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao. Và đây cũng là cách tạo thời gian cho insulin đủ thời gian chuyển hóa năng lượng.

Theo Thùy Trang/Khỏe và đẹp

Tin liên quan

Những lưu ý vàng bà bầu nên biết trước khi tiêm phòng để tránh rủi ro trong suốt thai kỳ

Để phòng tránh những rủi ro cho mẹ và bé trong các tháng thai kỳ, tiêm phòng là việc làm...

Những điều bà bầu nên biết khi uống sắt trong suốt thai kỳ

Việc bổ sung sắt cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai là rất quan trọng. Sắt giúp giảm nguy...

Ăn khoai lang trong thai kỳ, mẹ và thai nhi được hưởng cả "tá" lợi ích tuyệt vời

Khoai lang không chỉ giúp mẹ bầu hạn chế một số vấn đề khó chịu trong thai kỳ mà còn...

Nhóm thực phẩm tốt giúp mẹ bầu giảm chứng phù chân cuối thai kỳ

Phù chân ở cuối thai kỳ luôn là tình trạng khiến nhiều mẹ bầu gặp khó khăn trong việc sinh...

20% thai phụ ở Việt Nam mắc đái tháo đường thai kỳ

Chín tháng thai kỳ là khoảng thời gian tuyệt đẹp với những cảm xúc hồi hộp, mong chờ được gặp...

Tất tần tật những gì mẹ nên và không nên làm trong suốt thai kỳ

Khi mang thai, mọi thói quen sinh hoạt, ăn uống của mẹ đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai...

Mẹ suýt mất con vì chủ quan bỏ qua triệu chứng ngứa trong thai kỳ

Khi bị ngứa ngáy, Christina đã nghĩ rằng đó là biểu hiện bình thường khi mang bầu. Thế nhưng, hóa...

Tin mới nhất

Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng

19 giờ trước

Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?

23 giờ trước

Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công

1 ngày 20 giờ trước

Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời

1 ngày 20 giờ trước

10 kỹ năng giúp trẻ sử dụng thiết bị công nghệ lành mạnh

1 ngày 20 giờ trước

Từng cán mốc gần 70kg khi đi đẻ, Võ Hạ Trâm khiến dân tình choáng ngợp với vóc dáng sau...

2 ngày 5 giờ trước

Trẻ uống nhiều sữa hay ham ăn đồ ăn nhanh sẽ dậy thì sớm? Câu trả lời khiến nhiều bậc...

19/11/2024 12:10

Top 9 loại thực phẩm lành mạnh nhất cho trẻ em!

19/11/2024 12:07

Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?

19/11/2024 05:28

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình