Chuột rút là hiện tượng co thắt không kiểm soát thường xuất hiện ở các cơ, đặc biệt là ở cơ bắp chân, đùi hoặc bàn chân. Chuột rút chân về đêm gây ra các vấn đề khác như làm gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon. Điều này khiến người mắc phải cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau.
Nhiều người nghĩ rằng chuột rút ở chân là do thiếu canxi.
Nhưng trên thực tế, chuột rút ở chân được gây ra do nhiều lý do, không chỉ vì sự thiếu hụt canxi.
Lạnh chân
Bệnh nhân bị chuột rút vào ban đêm có thể do gió từ quạt hoặc từ bên ngoài trời thôi vào chân. Thường vào mùa hè, luồng gió từ quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào chân khiến chân, bắp chân bị kích thích lạnh và có thể gây chuột rút.
Vấn đề trao đổi chất
Khi thời gian tạp thể dục dài, tần suất vận động lớn và đổ mồ hôi quá nhiều, khi đó nếu lượng muối không được bổ sung kịp thời, chất lỏng và chất điện giải trong cơ thể bị mất đi, dẫn tới việc chất thải của việc trao đổi chất bị tích tụ. Sự lưu thông máu trong cơ bắp không tốt và nó dễ gây chuột rút.
Mệt mỏi quá mức
Nghiên cứu cho thấy mệt mỏi cơ bắp là nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Các vận động viên có nhiều khả năng bị chuột rút chân sau khi tập luyện. Tập luyện quá sức trong thời gian dài ban ngày, có thể khiến một số người gặp phải tình trạng chuột rút nhiều hơn về đêm.
Thiếu canxi
Các ion canxi đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động bình thường của cơ bắp. Khi nồng độ ion canxi trong máu quá thấp, cơ bắp dễ bị kích thích và tê liệt. Thanh thiếu niên thường có sự phát triển nhanh hơn bình thường và dễ bị thiếu hụt canxi, vì vậy chuột rút ở chân thường xuyên xảy ra.
Để hạn chế chứng chuột rút vào ban đêm, bạn nên chú ý những điểm sau:
+ Giữ ấm và tránh để lạnh ở chân.
+ Khởi động kỹ trước khi tập thể dục và không nên kéo dài bài tập quá dài.
+ Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, ma giê.
+ Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.