Hôi miệng khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày. Bạn đã từng nghĩ nguyên nhân gây ra nó không phải thói quen sinh mà là do bản thân đang mắc bệnh không?
Xiao Q, 32 tuổi, là một nhân viên làm việc tại một công ty Internet. Nước giải khát có ga là thức uống yêu thích của Q, anh đều uống bất kể khi đói hay đang ăn cơm. Q gặp những triệu chứng lặp đi lặp lại như trào ngược dạ dày, ợ nóng, hơi thở có mùi. Tuy nhiên, anh chủ quan nghĩ rằng chỉ cần dùng một số thuốc kháng acid, thuốc kích thích dạ dày và thuốc tiêu hóa là được.
Cho đến một ngày Q hẹn hò với bạn gái và muốn hôn thì cô đã quay đầu sang một bên và đưa cho anh một miếng kẹo cao su. Sau hôm đó, nhận thấy chứng hôi miệng của mình ngày càng nghiêm trọng, cộng thêm bị đau dạ dày, Q đã đi khám và xét nghiệm cho thấy anh đã bị nhiễm Helicobacter pylori (HP).
1. HP là gì?
Vi khuẩn HP tồn tại dưới dạng xoắn ốc, giống như một ký sinh trùng trong lớp niêm mạc dạ dày của con người, gây ra viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế Thế giới đã liệt kê HP là yếu tố gây ung thư đầu tiên cho ung thư dạ dày. Khoảng 50% người dân trong môi trường Trung Quốc bị nhiễm HP.
Sau khi nhiễm vi khuẩn này, bệnh nhân có thể có các triệu chứng điển hình sau: trướng bụng sau khi ăn, thường kèm theo nóng trong, đầy hơi, trào ngược axit, và mất cảm giác ngon miệng.
2. Tại sao bị nhiễm HP?
Vi khuẩn HP có mặt trong dạ dày của trên 50% dân số thế giới, ở các nước công nghiệp phát triển thì tỷ lệ này là khoảng 30-50%, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, tỷ lệ này lên tới khoảng 80%. Tuy vậy, không phải ai có vi khuẩn HP trong dạ dày cũng bị bệnh dạ dày. Bệnh dạ dày do vi khuẩn HP gây ra phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Sự nhạy cảm của cơ thể người bị nhiễm với vi khuẩn HP trong dạ dày: những gia đình có người bị bệnh do HP thì có nguy cơ bị bệnh dạ dày do HP cao hơn.
- Nhóm máu: người có nhóm máu O có nguy cơ bị viêm loét dạ dày do HP cao hơn, trong khi đó người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày do HP cao hơn hẳn các nhóm khác.
- Chủng vi khuẩn HP: chủng vi khuẩn HP ở Việt Nam, Nhật Bản có độc tính gây bệnh cao hơn chủng vi khuẩn HP ở phương Tây.
- Tuổi tác: trẻ nhỏ ít bị bệnh do vi khuẩn HP trong dạ dày gây ra, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi. Điều này có thể giải thích vi khuẩn HP xâm nhiễm trong dạ dày nặng theo thời gian.
3. HP lây lan như thế nào?
HP rất dễ lây theo những cách sau:
- Hôn: Các nhà khoa học có thể tìm thấy dấu vết của HP trong nước bọt của người nhiễm, và hôn là cách trực tiếp lây lan nó.
- Ăn chung: Đường truyền chính của HP là truyền miệng. Nếu bạn ăn chung bữa ăn với một người bị nhiễm HP, bạn có khả năng cao đã bị lây bệnh.
- Không khí: tiếp xúc gần với người bệnh khi họ hắt xì cũng ít nhiều nhiễm phải loại vi khuẩn này.