Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh viện tuyến cuối phân luồng, điều trị bệnh nhân nhiễm virus Adeno như thế nào?

Trước tình hình gia tăng ca nhiễm virus Adeno, Bệnh viện Nhi Trung ương đã xây dựng phác đồ điều trị phù hợp; tăng cường sàng lọc, phân loại ca bệnh; bố trí thêm giường điều trị; hỗ trợ tuyến dưới ứng phó với bệnh.

Trẻ bị nhiễm virus Adeno nặng điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BV.

Trước tình hình số lượng ca nhiễm virus Adeno tăng cao, nhiều ca nhập viện khiến bệnh viện quá tải; tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tuyến cuối về điều trị nhi khoa đã có những giải pháp ứng phó kịp thời.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Hiện, Bệnh viện đã tổ chức phân luồng, cách ly kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm Adenovirus hoặc các trường hợp các xác định nhiễm Adenovirus. Các đơn vị có khám bệnh trong Bệnh viện tăng cường phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, chỉ định xét nghiệm xác định căn nguyên phù hợp; kê đơn và hướng dẫn chăm sóc đối với bệnh nhi nhẹ, bệnh nhi điều trị ngoại trú.

Để đảm bảo điều trị, Bệnh viện đã bố trí 300 giường bệnh để thu dung điều trị bệnh nhi nhiễm Adenovirus nhập viện theo nhóm bệnh nhẹ, bệnh có tổn thương hô hấp đơn thuần hoặc kết hợp với bệnh lý nền, bệnh kèm theo nặng. Các bệnh nhi nằm viện được chăm sóc và điều trị tại khu vực riêng, không phải nằm ghép, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh. Phòng bệnh thông thoáng, khoảng cách giữa các giường bệnh phù hợp, theo quy định; hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Theo đó, dựa trên việc tổng hợp các số liệu về dịch tễ học, lâm sàng và các kết quả điều trị thực tế, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chủ động xây dựng và cập nhật phác đồ điều trị các ca nhiễm virus Adeno theo mức độ nặng- nhẹ của bệnh, giúp mang lại hiệu quả cao và rút ngắn thời gian điều trị cho trẻ.

Bệnh viện cũng đã xây dựng tiêu chuẩn nhập viện và chuyển tuyến dưới đối với người bệnh Adenovirus tại các khoa lâm sàng. Cụ thể, tiêu chuẩn nhập viện điều trị với trẻ viêm phổi nhiễm Adenovirus gồm một trong các tiêu chuẩn như: Khó thở (thở nhanh theo tuổi, rút lõm lồng ngực, khó thở thanh quản); suy hô hấp hoặc giảm oxy máu (tím tái, chỉ số SpO 2 < 94%); bệnh nhân có dấu hiệu toàn thân nặng như: Nôn không uống thuốc được, co giật, li bì, tình trạng nhiễm trùng nặng; có bệnh lý nền nặng (bệnh phổi mạn, suy dinh dưỡng nặng, suy giảm miễn dịch, bệnh tim mạch nặng…); có tổn thương trên X-quang phổi…

Tiêu chuẩn để chuyển tuyến dưới điều trị trẻ viêm phổi nhiễm Adenovirus điều trị ổn định gồm: Không suy hô hấp (SpO2 từ 94% trở lên, không tím tái); giảm khó thở; hết sốt; ăn được bằng đường miệng; các rối loạn nặng đã được kiểm soát.

Bên cạnh việc tổng hợp, thông báo về Bộ Y tế tình hình trẻ nhiễm Adenovirus; Bệnh viện Nhi Trung ương cũng phối hợp với các bệnh viện tuyến dưới; tổ chức tập huấn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Adenovirus cho các bệnh viện tuyến dưới, đồng thời phối hợp phân loại, chuyển tuyến dưới điều trị những trường hợp bệnh nhi đủ điều kiện.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cũng khẳng định, hiện vẫn đảm bảo công tác thu dung và điều trị người bệnh Adenovirus; không xảy ra tình trạng quá tải, đảm bảo mỗi trẻ một giường bệnh, không phải nằm ghép với các bệnh nhi khác.

Trước đó, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã yêu cầu Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẩn trương phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương rà soát, điều tra, phân tích dịch tễ học các trường hợp mắc, tử vong do virus Adeno tại Bệnh viện Nhi Trung ương, kịp thời báo cáo và đề xuất các giải pháp phòng chống.

Bộ Y tế cũng yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng chống bệnh do virus Adeno. Đồng thời, yêu cầu ngành y tế các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch do virus Adeno, triển khai xử lý triệt để các ổ dịch, hạn chế lây lan ra diện rộng.

Theo Tạ Nguyên/Thông Tấn Xã Việt Nam

Tin liên quan

Gây nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nhưng tay chân miệng có ảnh hưởng đến người trưởng thành không?

Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh!...

Số lượng tách trà uống mỗi ngày giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Uống 4 tách trà mỗi ngày giúp giảm 17% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong khoảng thời gian trung...

Adenovirus có thể gây ra những bệnh gì, mắc rồi có mắc lại không?

Thông tin gia tăng số bệnh nhi nhiễm adenovirus khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Adenovirus có khả năng gây...

6 mối nguy từ thực phẩm đông lạnh ‘rình rập’ sức khỏe con người

Thực phẩm đông lạnh không những giảm giá trị dinh dưỡng so với thực phẩm tươi mà còn mang đến...

Adenovirus sẽ tạo ra dịch bệnh tiếp theo sau cúm

Số lượng trẻ mắc adenovirus đang có xu hướng gia tăng. Virus này cũng được dự báo sẽ gây ra...

Hà Nội: Thiếu niên tràn dịch tinh hoàn sau khi chữa sốt xuất huyết tại nhà

Chuyên gia cảnh báo nhiều người nghĩ rằng con hết sốt là đã khỏi bệnh, trong khi đó, đây có...

Phát hiện virus mới giống SARS-CoV-2 ở dơi Nga, kháng vắc-xin

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loại virus mới tên là Khosta-2, mang nhiều đặc tính giống...

Tin mới nhất

WAFT - Giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức

2 giờ trước

Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội, tím tái toàn...

2 giờ trước

Dự báo thời tiết hôm nay 24/11: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh, miền Trung mưa liên tiếp

2 giờ trước

Xuất hiện chuỗi bão và áp thấp nhiệt đới dồn dập, Biển Đông nguy cơ “bão chồng bão” cuối tháng...

2 giờ trước

TP.HCM ghi nhận 1 ca tử vong do sốt xuất huyết

4 giờ trước

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 ngày 6 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 ngày 6 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

1 ngày 21 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

1 ngày 21 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình