Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào đối với trẻ em? (P2)

Trang bị kiến thức về căn bệnh sởi sẽ giúp cha mẹ phòng và chữa bệnh tốt nhất cho con.

Dịch sởi đang hoành hành tại nhiều tỉnh thành của nước ta. Số ca mắc sởi đã được ghi nhận ở 43 tỉnh, thành phố, đặc biệt tập trung nhiều tại khu vực phía Nam. Tiếp theo phần 1, bài viết sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh những kiến thức cơ bản và cách phòng tránh căn bệnh này. 

Tôi nên làm gì nếu đã tiếp xúc với bệnh nhân bị sởi?

Bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám.

Nếu bạn có hồ sơ tiêm phòng hãy mang đến, dựa vào đó bác sỹ sẽ xác định xem bạn có miễn dịch với bệnh sởi hay không?

Nếu bạn không miễn dịch với bệnh sởi, vắc xin sởi - quai bị- rubella (MMR) hoặc một loại thuốc gọi là globulin miễn dịch có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh sởi. Sau đó bác sỹ sẽ tư vấn và hướng dẫn bạn theo dõi các dấu hiệu, triệu chứng của sởi.

Trong giai đoạn này, bạn nên tránh xa những nơi công cộng như trường học, bệnh viện hoặc nơi chăm sóc trẻ em.

Bạn cũng nên:

- Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Cho khăn giấy đã sử dụng của bạn vào thùng rác. Nếu bạn không có khăn giấy, ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên của bạn, không phải lòng bàn tay.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước.

Rửa tay thường xuyên giúp ngăn chặn sự lây truyền của bệnh sởi - Ảnh minh họa: Internet

- Tránh dùng chung đồ uống hoặc dụng cụ ăn uống.

- Khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào, như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn, quầy.

Những điều này giúp đảm bảo rằng bạn không lây lan vi rút cho người khác.

Làm thế nào để biết tôi đã miễn dịch với sởi?

Bạn được bảo vệ khỏi bệnh sởi nếu bạn:

- Bạn đã từng bị sởi trước đây

- Bạn đã tiêm 2 liều vắc xin sởi và bạn là trẻ em ở độ tuổi đi học, hoặc người lớn trong một môi trường có nguy cơ lây nhiễm bệnh sởi cao như nhân viên y tế hoặc khách du lịch quốc tế.

- Bạn đã tiêm 1 liều vắc xin sởi và bạn là trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo, người lớn không ở trong môi trường có nguy cơ cao lây nhiễm.

- Bạn sinh trước năm 1957

Tôi nên làm gì nếu tôi không chắc chắn mình có miễn dịch với bệnh sởi ?

Nếu bạn không chắc chắn liệu bạn có miễn dịch với bệnh sởi hay không, trước tiên bạn nên thử tìm hồ sơ tiêm phòng hoặc tiền sử bệnh đã bị mắc sởi trước đây.

Nếu bạn chưa từng mắc sởi và cũng chưa tiêm phòng, bạn nên phòng ngừa bằng vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) hoặc vắc xin sởi đơn.

Nên tiêm phòng vắc xin để không bị bệnh sởi - Ảnh minh họa: Internet

Một lựa chọn khác là nhờ bác sĩ kiểm tra máu để xác định xem bạn có miễn dịch hay không. Nhưng điều này sẽ khiến làm bạn tốn nhiều chi phí khi cần đến gặp bác sỹ hai lần.

Không có hại trong việc tiêm một liều vắc xin MMR khác nếu bạn có thể đã miễn dịch với bệnh sởi (hoặc quai bị hoặc rubella).

Vắc xin sởi có hiệu quả như thế nào?

Vắc xin sởi rất hiệu quả. Một liều vắc xin sởi có hiệu quả khoảng 93% trong việc ngăn ngừa bệnh sởi nếu tiếp xúc với vi rút. Hai liều có hiệu quả khoảng 97%.

Tôi vẫn có thể bị sởi nếu tôi được tiêm phòng đầy đủ phải không?

Rất ít người, khoảng ba trong số 100 người đã tiêm hai liều vắc-xin sởi vẫn sẽ bị sởi nếu tiếp xúc với vi rút. Nhưng tin tốt là những người được tiêm phòng đầy đủ thường khi mắc bệnh sẽ nhẹ hơn. Và những người được tiêm phòng đầy đủ cũng ít có khả năng truyền bệnh cho người khác.

Khi nào tiêm vắc xin phòng sởi?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, nên tiêm phòng 2 mũi vắc xin sởi để phòng bệnh, mũi 1 khi trẻ được 12-15 tháng tuổi. Tuy nhiên tại các khu vực thường xuyên có ca bệnh sởi có thể tiêm sớm hơn. Hầu hết các nước trên thế giới áp dụng tiêm mũi vắc xin sởi đầu tiên trong khoảng 9-12 tháng tuổi.

Do nước ta hàng năm vẫn ghi nhận trường hợp mắc sởi nên lịch tiêm vắc xin sởi trong Chương trình tiêm chủng mở rộng của nước ta được thực hiện tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi. Mũi thứ 2 khi trẻ 18 tháng tuổi.

Việc tiêm phòng vắc xin sởi bắt đầu từ tháng thứ 9 là tốt nhất để bổ sung cho trẻ có miễn dịch tốt hơn sau khi miễn dịch bảo vệ của mẹ truyền cho con hết vào tháng thứ 9 sau khi ra đời.

Bác sĩ Mai Ánh Điệp

Bệnh viện Đa khoa Y học Cổ truyền Hà Nội

BS. Ánh Điệp

Tin liên quan

Bệnh sởi và những điều cha mẹ cần biết ( P1)

Bệnh sởi – căn bệnh truyền nhiễm phổ biến đang quay trở lại trong mấy năm gần đây. Cha mẹ...

Bệnh sởi và những điều cha mẹ cần biết (P2)

Trong phần 2, bài viết sẽ cung cấp đến các bậc phụ huynh những thông tin về chế độ chăm...

Dịch sởi lan rộng 43 tỉnh, thành phố

Ngày 18/2, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày...

Nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin đã mắc sởi, phòng bệnh thế nào?

Bệnh nhi T.M.C, mới 7 tháng (tại Đoan Hùng, Phú Thọ) được chẩn đoán xác định mắc sởi và phải...

Dịch sởi gia tăng, bác sĩ chia sẻ cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm xảy ra vào mùa đông xuân. Mắc bệnh sởi cũng có thể gây ra các...

Dịch sởi bùng phát trở lại, cha mẹ cần phòng ngừa cho trẻ thế nào cho đúng cách?

Sởi là dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần biết cách...

Trẻ bị sởi nên và kiêng ăn gì để mau chóng phục hồi?

Khi trẻ bị sởi thì ngoài việc uống thuốc và kiêng cữ thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình