Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh sởi và những điều cha mẹ cần biết ( P1)

Bệnh sởi – căn bệnh truyền nhiễm phổ biến đang quay trở lại trong mấy năm gần đây. Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh sởi để biết cách phòng chống bệnh cho trẻ.

Bệnh sởi – một bệnh truyền nhiễm đang quay trở lại trong mấy năm gần đây. Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2019 tới nay thành phố đã ghi nhận 114 ca mắc bệnh sởi. Cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh sởi để biết cách phòng chống bệnh cho trẻ và những người thân.

Sởi là bệnh gì?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bệnh sởi có tính chất theo mùa, ở vùng khí hậu ôn đới bệnh xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh sởi xảy ra nhiều vào mùa khô.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh sởi gặp nhiều ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Căn bệnh này nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (dưới 3 tuổi). Bệnh làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể nên thường kèm theo biến chứng như viêm phế quản, viêm tai, tiêu chảy gây nên do vi khuẩn gây bệnh có điều kiện.

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Bênh sởi thường lây từ người sang người. Bệnh có thời kỳ ủ bệnh từ 12 đến 14 ngày, cũng có thể kéo dài đến 21 ngày. Bệnh lây truyền vào thời điểm khoảng 4 ngày trước khi phát ban đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban.

Bệnh sởi lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết ở mũi họng của bệnh nhân.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân (thường xảy ra ở các trường mẫu giáo, tiểu học)

Bệnh sởi thường lây qua đường hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Tính miễn dịch của bệnh

Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm phòng đều có thể bị sởi. Sau khi mắc bệnh sởi tự nhiên, bệnh nhân sẽ được miễn dịch bền vững.

Nếu người mẹ trước đây đã bị sởi thì đứa con sẽ nhận được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi.

Nếu gây miễn dịch cho trẻ (tiêm vacxin) vào lúc 15 tháng tuổi thì sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao từ 94 – 98%. Việc gây miễn dịch bằng một liều bổ sung có thể làm tăng mức độ miễn dịch tới 99%.

Các giai đoạn của bệnh

- Giai đoạn ủ bệnh: Từ 12 đến 14 ngày, cũng có thể kéo dài đến 21 ngày

- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): Diễn ra trong khoảng từ 2-4 ngày. Bệnh nhân sốt cao, các biểu hiện của viêm long đường hô hấp trên như ho, hắt hơi, sổ mũi, đôi khi có viêm thanh quản cấp, viêm kết mạc.

Quan sát phía trong miệng có thể thấy có những hạt nhỏ màu trắng có quầng ban đỏ với kích thước từ 0,5 – 1mm.

- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài từ 2-5 ngày. Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng, khi căng da thì ban biến mất.

Các ban này xuất hiện theo thứ tự: Bắt đầu mọc ở sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân. Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.

Sởi đặc trưng bởi tình trạng phát ban theo thứ tự - Ảnh minh họa: Internet

- Giai đoạn hồi phục: Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện. Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi. Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.

Biến chứng của bệnh

Bệnh diễn biến nặng hơn thường xảy ra ở trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thiếu vitamin A, trẻ bị suy giảm miễn dịch, ở phụ nữ có thai. Các biến chứng thường gặp  bao gồm:

Do vi rút sởi: Viêm phổi kẽ thâm nhiễm tế bào khổng lồ, viêm thanh khí phế quản, viêm cơ tim, viêm não, màng não cấp tính.

Do bội nhiễm: Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm dạ dày ruột...

Do điều kiện dinh dưỡng và chăm sóc kém: viêm loét hoại tử hàm mặt (cam tẩu mã), viêm loét giác mạc gây mù lòa, suy dinh dưỡng...

Các biến chứng khác: Lao tiến triển, tiêu chảy…

Phụ nữ mang thai: bị sởi có thể bị sảy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc trẻ bị nhẹ cân.

BS. Mai Ánh Điệp

Tin liên quan

Dịch bệnh tay chân miệng: Những biện pháp phòng tránh hiệu quả ai cũng cần phải biết

Thời điểm giao mùa cũng là lúc bệnh tay chân miệng có nguy cơ gia tăng, người lớn và trẻ...

Sau tết, sốt xuất huyết, sởi tiếp tục hoành hành, đã có một người tử vong

Đang vào thời điểm cuối mùa dịch, nhưng bệnh sốt xuất huyết, sởi vẫn đang tiếp tục hoành hành ở...

Bệnh sởi cướp đi 3 đứa con của một gia đình

Không có điều kiện tiêm vắcxin cho con, Hasina Raharimandimby ở Madagascar đau đớn chứng kiến 3 đứa con lần...

8 cách cần áp dụng ngay lập tức để không bị bệnh sởi tấn công

Bộ Y tế khuyến cáo, mọi người dân kể cả người lớn tuổi chưa tiêm vắc xin phòng bệnh sởi...

Dịch sởi gia tăng, bác sĩ chia sẻ cách chăm sóc trẻ mắc bệnh

Sởi là bệnh truyền nhiễm xảy ra vào mùa đông xuân. Mắc bệnh sởi cũng có thể gây ra các...

Chuyên gia lo ngại dịch sởi bùng phát, bà bầu cần làm gì để phòng bệnh?

Với thai phụ mắc sởi, nguy cơ dễ sảy thai, đẻ non do sốt rất cao, dễ bội nhiễm do...

Dịch sởi bùng phát trở lại, cha mẹ cần phòng ngừa cho trẻ thế nào cho đúng cách?

Sởi là dạng bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần biết cách...

Tin mới nhất

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên Dương Cẩm Lynh sau biến cố nợ nần

3 giờ trước

Sao nữ tiên phong cho dàn mỹ nhân VTV thế hệ mới lên xe hoa trong năm 2024, được chồng...

3 giờ trước

Bảo Anh khoe con gái cực yêu, ngày càng lém lỉnh khiến CĐM 'mê xỉu': Mới 17 tháng đã được...

3 giờ trước

Ngu Thư Hân có bước tiến ngang hàng Triệu Lộ Tư, được Đinh Vũ Hề giúp lập kỷ lục đáng...

1 ngày 2 giờ trước

Con gái Lê Phương gây bất ngờ với chiều cao khi mới 5 tuổi, có tiềm năng trở thành 'hoa...

1 ngày 2 giờ trước

Người đẹp Việt tại Miss Universe: H'Hen Niê dẫn đầu, Kỳ Duyên đứng cuối

1 ngày 17 giờ trước

Nghệ sĩ Việt làm công tác giảng dạy, được nhiều học trò yêu mến

1 ngày 17 giờ trước

Hồ Bích Trâm sinh con

1 ngày 18 giờ trước

Cuộc sống hôn nhân kín tiếng của Khương Ngọc: vợ xuất hiện duy nhất trong đám cưới 20 người, giấu...

20/11/2024 07:14

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình