Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nhân vô phương cứu chữa vì siêu vi khuẩn kháng thuốc

PGS.TS Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, có những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng gần hết, thậm chí kháng toàn bộ kháng sinh trên thị trường, vô phương cứu chữa.

PGS Giáp chia sẻ tại Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và hưởng ứng "Tuần lễ thế giới nâng cao nhận thức về kháng sinh" diễn ra ngày 20/11 tại Hà Nội.

Theo PGS Giáp, tại bệnh viện, bác sĩ chứng kiến những ca bệnh nhiễm khuẩn vô phương cứu chữa, bởi bệnh nhân nhiễm vi khuẩn kháng gần hết kháng sinh, thậm chí tất cả kháng sinh trên thị trường.

"Chính vì vậy, chúng ta cần hành động để ngăn chặn tình trạng kháng kháng sinh. Đại diện khối bệnh viện, Bạch Mai cam kết thực hiện nghiêm chỉnh, triển khai hiệu quả nội dung, mục tiêu chiến lược quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh.

Bệnh viện xây dựng các phác đồ chuyên môn, cập nhật hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, xây dựng phác đồ điều trị các bệnh truyền nhiễm mới nổi", PGS Giáp thông tin.

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, Tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố kháng thuốc là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu về sức khỏe công cộng toàn cầu mà nhân loại phải đối mặt. 

GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cảnh báo, tình trạng kháng kháng sinh là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu (Ảnh: L.H).

"Kháng thuốc vẫn đang là mối lo ngại ở Việt Nam. Báo cáo gần đây của chúng tôi cho thấy từ dữ liệu kháng sinh đồ: xu hướng kháng kháng sinh ngày càng tăng trong thập kỷ qua.

Nhiều thách thức vẫn còn tồn tại, bao gồm năng lực hạn chế của các phòng xét nghiệm trong việc tiến hành giám sát và phân tích dữ liệu, kê đơn thuốc kháng sinh không phù hợp và thiếu việc thực thi các quy định về bán thuốc kháng sinh", Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Tại Việt Nam, Chiến lược Quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1121/QĐ-TTg ngày 25/09/2023.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 2018, Việt Nam đã cấm sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng, 2020 yêu cầu kê đơn đối với tất cả các loại kháng sinh sử dụng trên động vật, tiến tới bỏ dần sử dụng kháng sinh điều trị dự phòng trong ngành chăn nuôi vào năm 2026.

Tiến sĩ Angela Pratt, Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ kháng thuốc cao do lạm dụng, sử dụng không hợp lý thuốc kháng vi sinh vật, đặc biệt là thuốc kháng sinh; hiệu thuốc bán thuốc kháng sinh không kê đơn.

Các đơn vị kí kết thoải thuận về phòng, chống kháng thuốc (Ảnh: L.H).

Để ngăn chặn kháng kháng sinh, Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi người dân chỉ nên dùng thuốc kháng sinh theo đơn kê, tuân thủ hướng dẫn khi sử dụng kháng sinh; không bao giờ dùng chung hoặc sử dụng kháng sinh còn thừa của người khác...

Cần ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách rửa tay thường xuyên, chuẩn bị thức ăn hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cảnh báo, trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Khi nhiễm trùng có thể không điều trị được bằng các thuốc kháng sinh lựa chọn đầu tiên, nhiều thuốc đắt tiền phải sử dụng.

Tình trạng kháng kháng sinh làm kéo dài thời gian điều trị, thời gian nằm viện, chi phí khám chữa bệnh và có thể dẫn đến tử vong.

Dự báo đến năm 2050, chi phí do kháng kháng sinh trên toàn cầu lên tới 100 nghìn tỷ đô la Mỹ và gây ra khoảng 10 triệu ca tử vong thêm mỗi năm.

Việt Nam là một trong 6 nước đầu tiên thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng thuốc từ năm 2013, đã đạt được nhiều thành tựu phù hợp với Kế hoạch hành động toàn cầu của WHO về kháng thuốc:

Theo Hồng Hải/Dân Trí

Tin liên quan

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn dùng điện thoại khi đi vệ sinh?

Nhiều người thường có thói quen sử dụng điện thoại khi đi vệ sinh, vậy điều gì sẽ xảy ra...

Tác hại của cô đơn tương đương hút 15 điếu thuốc mỗi ngày

Bác sĩ phẫu thuật Hoa Kỳ Murthy chỉ ra rằng nguy cơ sức khỏe của sự cô đơn nghiêm trọng...

3 bài học nuôi dạy con cái từ xã hội săn bắt hái lượm dành cho các bậc cha mẹ...

Một nghiên cứu gần đây cho thấy có những khía cạnh trong quá trình nuôi dạy trẻ của cộng đồng...

Đang ăn cơm bên đường, người đàn ông bất ngờ méo miệng, liệt nửa người

Thời điểm khởi phát đột quỵ, bệnh nhân đang ăn cơm trưa trên đường đi công tác và đột ngột...

Cảnh báo gia tăng dậy thì sớm ở trẻ: Những thực phẩm làm tăng nguy cơ, cha mẹ cần biết...

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì sớm rất phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh dậy...

Phụ nữ đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng đến “chuyện ấy”?

Mới đây, các chuyên gia đã chia sẻ về việc liệu đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng đến đời...

Đi khám vì đau vai, bác sĩ phát hiện 40 khối u sụn trong khớp vai cô gái 26 tuổi

- Sau 1 giờ phẫu thuật, hơn 40 khối u sụn đã được lấy bỏ khỏi khớp vai của bệnh...

Tin mới nhất

Hướng dẫn vẽ chân mày cho người mới bắt đầu

9 giờ trước

Công thức tẩy tế bào chết từ 3 thành phần này giúp trị tận gốc mụn đầu đen, dưỡng da...

9 giờ trước

Tối nào cũng thực hiện đủ 5 bước này, bạn sẽ sở hữu làn da trắng mịn, căng mướt và...

9 giờ trước

Những lưu ý quan trọng khi ăn cá rô phi để tránh gặp nguy hiểm!

9 giờ trước

Một hoa hậu Việt từng được bình chọn đẹp nhất châu Á: Kết hôn khi đang đỉnh cao sự nghiệp,...

9 giờ trước

Điểm danh những người đẹp Vbiz chuẩn bị chào đón "rồng con": Hội nhóc tỳ toàn con nhà gia thế,...

9 giờ trước

Dương Mịch trở thành 'mục tiêu' bị chơi xấu trên khắp cõi mạng trong Cáp Nhĩ Tân 1944

9 giờ trước

Dàn sao Vbiz xả ảnh nghỉ lễ: Bảo Anh khoe ảnh ái nữ lúc 5 ngày tuổi, Tim bù đắp...

9 giờ trước

Sinh bệnh vì thói quen ngồi ì quá lâu, nằm giường ôm laptop

14 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình