Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do áp xe gan, cách phát hiện sớm bệnh này

Bệnh nhân nữ, 68 tuổi, ở Hải An, Hải Phòng vừa được các bác sĩ cứu sống trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do áp xe gan biến chứng suy đa tạng.Vậy áp xe gan do đâu? Biểu hiện như thế nào? Thông tin bài viết dưới đây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tổng quan về áp xe gan

Áp xe gan là tình trạng tụ mủ trong gan dẫn đến sự hình thành của một ổ đơn độc hoặc nhiều ổ mủ rải rác.

Có thể phân chia áp xe gan thành 2 loại dựa theo nguyên nhân như sau:

- Áp xe gan do amip

- Áp xe do vi khuẩn

- Áp xe gan do nấm, đa số thuộc họ Candida

Áp xe gan có thể do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Ở các nước đang phát triển, vệ sinh môi trường kém thì phần lớn áp xe gan là do amip, trong khi ở các nước phát triển chủ yếu áp xe gan lại do vi khuẩn gây ra.

Các vi khuẩn xâm nhập vào gan gây bệnh có thể theo đường mật do biến chứng của các bệnh lý đường mật như sỏi mật, giun chui ống mật, u chèn ép đường mật, ứ mật lâu ngày. Các vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào gan qua đường tĩnh mạch cửa từ các ổ viêm hoặc áp xe trong ổ bụng.

Áp xe gan do amip thì chủ yếu amip xâm nhập vào gan từ đường tiêu hóa qua hệ tĩnh mạch cửa.

Ngoài ra, áp xe gan cũng có thể do vi sinh vật đi ngược theo đường mật vào gan gây nhiễm khuẩn khu trú gọi là áp xe đường mật trong gan.

Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do áp xe gan được chăm sóc tích cực. Ảnh: BSCC

Các yếu tố nguy cơ gây áp xe gan

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây áp xe gan, trong đó các yếu tố nguy cơ chính là:

- Giới tính: Nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn nam

- Tuổi tác: Người trên 60 tuổi hoặc trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ cao mắc áp xe gan

- Chế độ ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Người mắc bệnh lý gan và đường mật như viêm gan, suy chức năng gan, sỏi đường mật, u chèn ép đường mật.

Triệu chứng áp xe gan

Biểu hiện lâm sàng của áp xe gan khá đa dạng và đôi khi rất rầm rộ, các triệu chứng có thể gặp như:

- Người bệnh đau vùng gan, sốt cao 39 – 40 độ C kèm rét run ở giai đoạn cấp, sau đó sốt giảm xuống và kéo dài

- Biểu hiện vàng da, vàng mắt, vàng niêm mạng miệng

- Biểu hiện đau tức hạ sườn phải: đây là biểu hiện do gan bị sưng to, nếu ổ áp xe to cấp tính thì đau lan xuống vùng rốn hoặc toàn bộ vùng bụng.

- Có cảm giác căng tức, nặng vùng dưới sườn phải: do gan sưng to, đẩy cơ hoành lên cao nên có cảm giác này và có khi sẽ gây ho và nấc.

Khi bệnh nhân đã có biến chứng suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn bởi áp xe gan sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh

- Khám có thể sờ thấy gan to, đau, ấn khoang liên sườn 11- 12 đau khi thăm khám lâm sàng

- Triệu chứng toàn thân có thể gặp chán ăn, buồn nôn, nôn, gầy sút cân, vã mồ hôi nhiều.

Áp xe gan nếu không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng trong đó có thể thấy biến chứng viêm nội nhãn, thuyên tắc phổi nhiễm trùng, nhiễm trùng phổi, trung tâm hệ thần kinh và mắt. Vỡ áp xe là một biến chứng ngoài ra còn có thể ăn mòn cơ hoành, gây ra tràn dịch màng phổi, phù thũng, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, rò nhiều màng phổi hoặc rò tá tràng.

Khi bệnh nhân đã có biến chứng suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn bởi áp xe gan sẽ vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị nhanh nhất có thể thì bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều nguy cơ, trong đó có tử vong.

Tóm lại: Nếu gặp các dấu hiệu bệnh nghi ngờ của áp xe gan, hãy sớm đến bệnh viện thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời. Tùy từng tường hợp mà các bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể như, điều trị nội khoa các bác sĩ sẽ dùng kháng sinh phổ rộng phối hợp điều trị trong thời gian 4-6 tuần. Ngoài ra tùy vào tính chất kích thước khối áp xe gan mà có thể có chỉ định chọc hút hoặc dẫn lưu khối áp xe gan hoặc phẫu thuật.

Sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết do áp xe gan biến chứng suy đa tạng

Trước khi vào viện 2 ngày, bệnh nhân nữ, 68 tuổi, ở Hải An, Hải Phòng có biểu hiện sốt, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp tăng cao > 200 mmHg. Thấy mệt nhiều, bệnh nhân được người nhà đưa vào Bệnh viện đa khoa quốc tế Hải Phòng.

Khi tiếp nhận, các bác sĩ cho biết bệnh nhân vào viện trong tình trạng mệt, da niêm mạc kém hồng, hội chứng nhiễm trùng rõ, sốt cao rét run, buồn nôn, nôn nhưng bụng mềm, không đau bụng, phổi không ral.

Hình ảnh siêu âm phát hiện ổ áp xe gan phải, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do áp xe gan, đái tháo đường, tăng huyết áp. Bệnh nhân nhanh chóng được dùng thuốc kháng sinh sớm, điều trị tích cực và hội chẩn cùng bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tiến hành chọc hút dẫn lưu ổ áp xe gan thành công, ra dịch mủ đặc màu socola.

Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn sốt cao rét run, tụt huyết áp và nhanh chóng xuất hiện thêm các triệu chứng của suy đa tạng như khó thở, phổi ran rít, nhịp tim nhanh, thiểu niệu. Tiên lượng tình trạng bệnh nặng: Sốc nhiễm khuẩn biến chứng suy đa tạng.

Các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu đã khẩn trương tiến hành lọc máu liên tục, chỉ định thở máy không xâm nhập và tiếp tục các liệu pháp hồi sức khác. Sau lọc máu, tình trạng nguy kịch đã thoái lui, các triệu chứng dần được cải thiện, sốt giảm dần và bệnh nhân cắt sốt sau 4 ngày, hết khó thở, tiểu tiện bình thường.

Theo Ths. Bs. Nguyễn Văn Long/Sức Khỏe và Đời Sống

Tin liên quan

Tại sao không nên tắm ngay trước khi ngủ?

Nhiều người có thói quen tắm trước khi đi ngủ mà không biết nguy hại có thể ảnh hưởng...

Cắt giảm đường để trẻ lâu, sống thọ: Những cách đơn giản rất dễ thực hiện mỗi ngày

Việc cắt giảm đường bổ sung ra khỏi chế độ ăn uống có thể là thách thức không dễ. Các...

Ngủ dậy nên làm 5 việc để đường huyết được ổn định, phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Theo bác sĩ, nếu muốn cân bằng lượng đường trong máu thì ngay sau khi ngủ dậy bạn cần...

Thói quen gây hại khi đi vệ sinh nhiều người mắc phải

Đi vệ sinh tưởng chừng như là một hành động bình thường nhưng nếu như chúng ta có một trong...

Có nên ăn thịt bò tái không?

Có nên ăn thịt bò tái không là băn khoăn của nhiều người.

'Xin sữa mẹ cho con - chớ xin bệnh về': Bác sĩ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh

Việc xin - cho sữa mẹ tràn lan trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh...

Tại sao không ăn tiết canh, đồ tái, vẫn có người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn?

Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã...

Tin mới nhất

Trong suốt quãng đời còn lại, hãy học cách làm cho mình hạnh phúc

11 giờ trước

7 dấu hiệu chứng tỏ bạn rất kiên cường, ắt có ngày thành công

11 giờ trước

Đỉnh cao cuộc đời không phải bạn nhìn thấy bao nhiêu mà là bạn nhìn thấu được bao nhiêu thứ

16 giờ trước

Dự báo thời tiết 5/5/2024: Mưa giông lan khắp cả nước, kết thúc đợt nắng nóng diện rộng

19 giờ trước

Thành phố Thủ Đức sẽ cấm hàng rong trước cổng trường sau vụ hàng chục học sinh ngộ độc

19 giờ trước

Giá vàng hôm nay 5/5/2024: Vàng SJC ngự trên đỉnh lịch sử, bám sát mốc 86 triệu đồng/lượng

19 giờ trước

Ai chưa biết thì quá phí: Mẹo sử dụng quạt máy tiết kiệm điện, chỉ cần những mẹo đơn giản...

19 giờ trước

6 lưu ý quan trọng khi dùng tủ lạnh để không ‘ngốn tiền điện’, đặc biệt điều thứ 3 nhà...

19 giờ trước

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn thực sự khôn ngoan hơn mình nghĩ

22 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình