Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh lao phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị ai cũng nên biết

Bệnh lao được liệt vào danh sách bệnh mạn tính, bệnh do vi khuẩn lao gây ra. Vi khuẩn lao có thể gây ra bệnh ở bất kỳ cơ quan nào của cơ thể, trong đó phổ biến nhất là bệnh lao phổi.

Bệnh lao phổi là gì?

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, số lượng người tử vong ở Việt Nam do mắc bệnh lao ước tính khoảng 12.000 người, con số này cao hơn số người tử vong do tai nạn giao thông cùng kỳ. Mỗi năm, nước ta có gần 126.000 người mắc lao mới, trong đó có hơn 5.000 bệnh nhân kháng thuốc.

Bệnh lao (hay còn gọi là TB) là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên. Nếu như vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể con người, vi khuẩn sẽ xâm nhập ở bất kỳ cơ quan nào đó và sinh sôi đồng thời cơ thể không thể khống chế lại nó, gây ra bệnh lao.

Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong danh sách những bệnh nhiễm trùng gây tử vong ở người - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lao phổi thường chiếm 80 – 85% bệnh lao và là nguồn gây bệnh cho người xung quanh. Ngoài ra, còn có các bệnh lao khác như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao xương khớp, lao màng não, lao ruột…

Nguyên nhân bệnh lao phổi

Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do Trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) thuộc họ Mycobacteriaceae gây ra. Trực khuẩn lao có khả năng kháng lại cồn và axit ở nồng độ tiêu diệt vi khuẩn. Trực khuẩn lao có khả năng sống nhiều tuần trong nước đờm, trong rác ẩm và tối, chết ở nhiệt độ 100 độ C/ 5 phút và dễ bị mất khả năng gây bệnh dưới ánh mặt trời.

Bệnh lao phổi có lây không? Không có ổ chứa mầm bệnh trong thiên nhiên hoặc vật trung gian truyền bệnh, người bị bệnh lao phổi chính là nguồn lây bệnh chính.

Bệnh rất dễ lây từ người sang người do lây bằng đường hô hấp. Khả năng lây mạnh trong thời gian chưa được điều trị.

Vi khuẩn lao từ các hạt nước bọt li ti, hoặc trong các hạt bụi nhỏ có đường kính từ 1 đến 5 mm sẽ dễ dàng bị hít vào phổi, xuống tận phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể.

benh lao phoi 2
Bệnh lao phổi là nguồn lây bệnh lao qua đường hô hấp - Ảnh minh họa: Internet

Cứ 1 người bị lao phổi có ho khạc ra vi khuẩn có thể lây cho 10-15 người khác, nhất là trong các quần thể dân cư nhỏ như gia đình, lớp học, trại tập trung... trước khi người bệnh được điều trị.

Khi đã được điều trị bằng thuốc chống lao, khả năng lây bệnh rất thấp. Bệnh có thể gặp bất cứ ở lứa tuổi nào, thời gian nào của cuộc đời. Hay gặp nhất là ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai, cho con bú.

Đặc biệt, bệnh dễ xuất hiện ở những người có nguy cơ cao như mắc các bệnh mạn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV, điều trị các thuốc ức chế miễn dịch... Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh lao ngoài phổi không có khả năng lây lan cho người khác.

Dấu hiệu bệnh lao phổi

Những triệu chứng lao phổi điển hình như:

  • Ho kéo dài trên 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) đã dùng thuốc kháng sinh nhưng không thuyên giảm. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất của bệnh lao phổi.
  • Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở.
  • Cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, gầy sút.
  • Đổ mồ hôi trộm về đêm.
  • Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều.

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà dấu hiệu bệnh sẽ khác nhau, nếu bạn có những dấu hiệu trên thì nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra. Đối với người nghi ngờ mắc bệnh, sẽ được bác sĩ tiến hành xét nghiệm soi đờm trực tiếp để tìm vi khuẩn lao hoặc chụp X – quang.

benh lao phoi 3
Nếu nghi ngờ bị bệnh lao, người bệnh cần được xét nghiệm đờm để tìm ra vi khuẩn lao - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Theo các bác sĩ Bệnh viện Phổi Hà Nội, biến chứng có thể xuất hiện như bệnh cảnh lâm sàng mở đầu hoặc xảy ra trong quá trình tiến triển bệnh. Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như:

  • Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, ho ra máu.
  • Sau khi chữa khỏi bệnh vẫn có thể để lại di chứng như suy giảm hô hấp, u nấm phổi, giãn phế quản,… Theo nghiên cứu khoa học, người mắc bệnh lao phổi có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn người bình thường.

Phương pháp điều trị bệnh lao phổi

Hầu hết các trường hợp bệnh lao phổi đều có thể chữa khỏi khi được điều trị đúng phương pháp và đúng thuốc. Các pháp đồ điều trị bệnh sẽ do bác sĩ quyết định và người bệnh cần tuân thủ uống thuốc đầy đủ, đúng liều lượng, không được tự ý ngưng thuốc ngay cả khi các triệu chứng bệnh đã biến mất.

Việc điều bệnh lao đòi hỏi người bệnh phải thực hiện đúng theo liệu trình một cách đều đặn. Chỉ cần bạn quên hay tự ý bỏ thuốc cũng sẽ dẫn đến tình trạng lao kháng thuốc, quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn.

benh lao phoi 4
Bệnh lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi nên người bệnh không nên quá lo lắng - Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, bệnh lao phổi có thể chữa khỏi trong vòng 8 tháng theo chương trình Chống lao Quốc gia gồm hai giai đoạn:

  • Giai đoạn tấn công (2 tháng) gồm 4 loại thuốc: Ethambutol (hoặc streptomycine), rifampicine, isoniazide, pyrazinamide
  • Giai đoạn duy trì (6 tháng) gồm 2 loại thuốc isoniazide và ethambutol.
  • Người bệnh cần đến khám lại mỗi tháng 1 lần.

Thuốc chống lao có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt, ngứa…Nếu thấy các dấu hiệu như mờ mắt, vàng da, khó nghe… thì cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ điều trị để được tư vấn.

Phụ nữ mang thai và cho con bú vẫn có thể uống thuốc điều trị bệnh lao phổi. Tuy nhiên nên đưa con đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời những triệu chứng ngộ độc thuốc lao.

benh lao phoi 5
Người bị bệnh lao phổi phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ - Ảnh minh họa: Internet

Chăm sóc bệnh nhân lao phổi tại nhà

Do bệnh lao phổi là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy khi chăm sóc bệnh nhân tại nhà cần chú ý:

  • Cách ly người bệnh với những thành viên khác trong gia đình.
  • Uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường sau 2 tuần điều trị sẽ giảm khả năng lây lan cho người khác.
  • Mang khẩu trang, che mũi và miệng khi tiếp xúc với người khác. Đặc biệt khi ho và hắt hơi cần che miệng, quay mặt về phía khác.
  • Hạn chế đến chỗ đông người, nơi công cộng và tránh tiếp xúc với trẻ em.
  • Tất cả vật dụng như giấy lau miệng, khẩu trang phải cho riêng vào túi nilon và bỏ vào thùng rác. Đờm khạc nhổ cho vào giấy và đem đi đốt.
  • Giữ vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, thoáng mát.
  • Người nhà nên đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện sớm có bị lây bệnh không.
benh lao phoi 6
Người bị bệnh lao phổi không cần kiêng cử ăn uống mà nên có thực đơn đa dạng chất dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet
  • Bệnh lao phổi nên ăn gì? Do tác dụng phụ của thuốc điều trị lao nên người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, bị suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Vì vậy, cần tăng cường chế độ dinh dưỡng cho người bệnh để hỗ trợ quá trình điều trị. Thức ăn hằng ngày bổ sung thêm kẽm để kích thích cảm giác thèm ăn, vitamin A, E, C, khoáng chất, sắt… để tăng cường sức đề kháng. Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong quá trình điều trị.

Bệnh lao phổi là căn bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan trong cộng đồng cao. Phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh là tiêm phòng vắc xin bệnh lao (BCG) ở trẻ em sơ sinh và em bé dưới 1 tháng tuổi. Thực hiện lối sống lành mạnh, vệ sinh nơi ở sạch sẽ và không tiếp xúc với bệnh nhân lao phổi để phòng ngừa bệnh lây lan.

An Nhiên

Tin liên quan

Doanh nhân trẻ 35 tuổi bị ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra thói quen xấu

35 tuổi là giám đốc một doanh nghiệp ở Quảng Ninh nhưng bệnh nhân đã bị ung thư gan. Dù...

Những triệu chứng thiếu vitamin C dễ nhận biết nhất

Vitamin C là khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin...

Rối loạn tuần hoàn não: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả

Rối loạn tuần hoàn não là bệnh rất thường gặp ở lứa tuổi trên 40 và với người càng lớn...

Ngộ độc thạch tín từ nguồn nước: Chất độc giết người không mùi, không vị

Theo nghiên cứu của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế), hiện nay dân...

Vảy nến da đầu là gì và cách điều trị hiệu quả

Vảy nến da đầu là tình trạng rối loạn ở vùng da đầu làm tế bào da khu vực này...

Bác sĩ chia sẻ: Sự thật về các bài thuốc trên mạng xã hội 'gắn mác' chữa bệnh suy thận

Hiện nay, khi mắc các bệnh về thận hay suy thận, bệnh nhân thường tìm đến cách điều trị bằng...

Mỗi ngày hơn 300 người tử vong do ung thư: 9 dấu hiệu cảnh báo cần nhớ

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, nguyên nhân gây tử vong cho 115 nghìn người Việt mỗi năm....

Tin mới nhất

Phụ nữ có 3 chỗ này càng "có da có thịt" thì càng nhiều lộc, không phú quý cũng giàu...

13 giờ trước

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

1 ngày 3 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

1 ngày 3 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

1 ngày 3 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

1 ngày 4 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

1 ngày 8 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

1 ngày 8 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

1 ngày 8 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

1 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình