Phụ Nữ Sức Khỏe

Bệnh bạch hầu vì sao có thể gây tử vong, làm sao để phòng tránh?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong.

Theo thông tin từ báo Dân Trí, những ngày vừa qua thông tin về một ca tử vong do bệnh bạch hầu tại Nghệ An và một ca mắc tại Bắc Giang do tiếp xúc với ca tử vong khiến nhiều người lo lắng. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An xác định 119 người có tiếp xúc với bệnh nhân từ lúc khởi phát đến lúc tử vong. Tương tự, Bắc Giang cũng xác định có 15 người tiếp xúc với ca mắc.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết, bạch hầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dù thuộc nhóm B. Bệnh lây theo đường hô hấp theo hình thức giọt bắn, có thể lây trực tiếp do tiếp xúc với người bệnh khi nói, ho, hắt hơi… hoặc lây gián tiếp qua tiếp xúc với các dịch tiết chứa vi khuẩn từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng.

Người lành mang trùng là những người mang vi khuẩn bạch hầu nhưng không có triệu chứng bệnh, họ vẫn có khả năng lây bệnh cho người khác.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng - Ảnh: Báo Dân Trí

Cũng theo PGS Phu, trước kia bệnh bạch hầu rất phổ biến ở cả thành phố, nông thôn, nhưng nhờ Chương trình Tiêm chủng mở rộng mà hiện nay số mắc giảm đi rất nhiều. Và sau nhiều năm không có ca bệnh, nhiều bác sĩ không biết bệnh nhân bạch hầu song vừa qua bệnh lại quay trở lại do một số vấn đề liên quan đến tiêm chủng.

Vậy tại sao bệnh hay xảy ra ở miền núi? PGS Phu cho biết, tại miền núi, chúng ta vẫn có những vùng gọi là "vùng trũng" tiêm chủng, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp, vệ sinh kém. Người dân ở đó sống biệt lập, ít giao lưu nên không có miễn dịch tự nhiên do nhiễm phải cũng không có miễn dịch do tiêm chủng nên khi có dịch thường bùng phát ở miền núi, vùng sâu vùng xa.

Có nhiều yếu tố dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng tại một số vùng thấp như do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều trường hợp không tiêm vaccine hoặc tiêm không đủ liều.

Theo thông tin từ báo Thanh Niên, theo bác sĩ chuyên khoa 2, Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), thời gian ủ bệnh bạch hầu thường khoảng 2-3 ngày, sau đó xuất hiện các triệu chứng như đau họng, sốt, ho, khàn tiếng, chán ăn, xuất hiện giả mạc lan nhanh màu trắng ngà...

Ảnh minh họa: Internet

Biến chứng của bệnh bạch hầu

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người mắc bệnh bạch hầu có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và tử vong.

Tắc nghẽn đường hô hấp: Theo bác sĩ Tiến, vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng bám vào trong vòm họng, các lớp màng này lan ra nhân lên có thể gây lấp đường hô hấp, ngạt thở, suy hô hấp cho người bệnh.

Viêm cơ tim: Độc tố bạch hầu có thể ảnh hưởng đến tim, gây rối loạn nhịp tim, suy tim và có thể tử vong.

Tổn thương thần kinh dẫn đến tê liệt: Độc tố bạch hầu cũng có thể gây ra các biến chứng tê liệt các dây thần kinh vận nhãn, cơ chi.

Lan Chi (t/h)

Tin liên quan

Những loại thực phẩm càng rửa với nước càng gây hại

Dùng nước để rửa thực phẩm là thói quen của hầu hết các chị em. Thế nhưng không phải lúc...

3 thói quen ăn uống làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Để giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, hãy xem những cách hoán đổi thực phẩm...

Có nên tập thể dục trong ngày "đèn đỏ"?

Nhiều chị em dừng các hoạt động như đi bộ, tập thể dục trong những ngày "đèn đỏ" vì sợ...

Mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng lo âu và bệnh parkinson

Một phân tích mới cho thấy những người trên 50 tuổi mắc chứng lo âu có thể có nguy cơ...

Bệnh tiểu đường tác động đến các cơ quan trong cơ thể như thế nào?

Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính, bao gồm tim, mắt, thận và não... Khi...

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân ít được biết đến của bệnh tim và ung thư, ai cũng có nguy...

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng bất kỳ ai cũng có thể gặp phải này làm...

Chị em mắc "bệnh khó nói" do thói quen tiện tay mỗi lần thay đồ

Hầu hết chị em đều có thói quen tiện tay cho quần lót vào máy giặt mỗi khi thay ra...

Tin mới nhất

Thực hư việc chữa ung thư máu, ung thư tủy xương bằng uống nước mía vắt chanh, Bác sĩ cảnh...

5 giờ trước

Bạn cần tập luyện bao lâu để giảm cân hiệu quả?

5 giờ trước

Trào lưu ‘bắt pen cổ gây xỉu’: Coi chừng đột quỵ do thiếu máu

5 giờ trước

Hiếm gặp: Nam thanh niên bị nhồi máu cơ tim sau tai nạn giao thông

5 giờ trước

Người đàn ông ở Huế mắc liên cầu lợn chưa rõ nguyên nhân

5 giờ trước

Tình hình của Nhậm Gia Luân, Lý Lan Địch sau khi thành tích của 'Lưu thủy điều điều' không như...

5 giờ trước

Phim ngôn tình 'ngược tâm' tung 'cảnh nóng' của Lưu Học Nghĩa và Ngô Cẩn Ngôn, hứa hẹn 'gây bão'...

5 giờ trước

Thành công vượt bậc sau 'Liên Hoa Lâu', Thành Nghị bất ngờ bị 'bóc trần' việc đoàn phim chèn ép

5 giờ trước

Bị phong sát hơn 6 năm tại Cbiz, vẫn kiếm được những 'khoản tiền khổng lồ' nhờ những điều này

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình