Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé gái bị đèn trị vàng da làm bỏng nặng hồi phục ngoạn mục nhờ tế bào gốc

Chuyên gia cho biết, liệu pháp tế bào gốc thúc đẩy phản ứng sửa chữa các mô bị tổn thương. Trong nhiều trường hợp, tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể chữa lành bệnh.

Thông tin trên được cho biết tại tọa đàm "Bức tranh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc toàn cầu 2023", vừa diễn ra ở TPHCM. Tọa đàm được chủ trì bởi Phó giáo sư Phan Toàn Thắng, người Việt đầu tiên sáng chế công nghệ tế bào gốc màng cuống rốn, hiện làm việc tại Đại học Quốc gia Singapore.

Báo cáo về ứng dụng trong y học tái tạo của liệu pháp tế bào gốc, Phó giáo sư Lê Xuân Hải, khoa Miễn dịch, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, y học tái tạo là thay thế cơ quan hoặc tổ chức bị hư hỏng, tổn thương do bệnh lý, chấn thương, lão hóa.

Hình ảnh tế bào gốc trung mô (Ảnh: XH).

Y học tái tạo gắn liền với tế bào gốc và công nghệ ghép mô, tạng. Thực tế hiện nay, chiến lược lâm sàng hiện chỉ tập trung chủ yếu vào giải quyết các triệu chứng. Trong khi đó, nhiều loại bệnh lý đã được điều trị hiệu quả bằng y học tái tạo.

Phó giáo sư Hải chia sẻ, liệu pháp tế bào gốc thúc đẩy phản ứng sửa chữa các mô bị bệnh, rối loạn chức năng hoặc bị tổn thương bằng cách sử dụng tế bào gốc hoặc các dẫn xuất của chúng. Trong nhiều trường hợp, tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể chữa lành bệnh.

Tế bào gốc trung mô (MSC) là các tế bào gốc trưởng thành, sở hữu những đặc tính sinh học rất đặc biệt. Chuyên gia phân tích, MSC có khả năng di cư và định cư tại các vị trí tổn thương, biệt hóa thành nhiều loại tế bào, điều hòa miễn dịch và tiết ra các chất hoạt hóa những tế bào khác.

MSC tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể, như mô mỡ, tủy xương, nhau thai, dây rốn trẻ sơ sinh… Trong đó, nhau thai và dây rốn chứa lượng tế bào trung mô và biểu mô lớn nhất, trẻ nhất và có miễn dịch thấp.

Tế bào gốc được ứng dụng trong điều trị tổn thương da ở bệnh nhân ung thư (Ảnh: XH).

Khi kết hợp công nghệ nuôi cấy và nhân rộng MSC từ mô cuống rốn và nhau thai sẽ giúp chủ động được nguồn tế bào gốc chất lượng cao.

Phó giáo sư Lê Xuân Hải dẫn chứng, thời gian qua, nhiều bệnh nhân đã được ứng dụng công nghệ trên, điều trị rất hiệu quả. Như một trường hợp người đàn ông vào viện trong tình trạng ung thư thanh quản cấp độ 2, được chỉ định liệu trình xạ trị 35 mũi, hóa trị 8 tuần.

Bệnh nhân bị tổn thương da sau đợt xạ liên tục nhưng điều trị bằng cách thông thường không giảm. Sau 30 ngày dùng công nghệ tế bào gốc, vết thương ở cổ đã lành ngoạn mục.

Chân bé gái sơ sinh khi bị bỏng nặng (trái) sau khi điều trị bằng tế bào gốc (phải) đã cải thiện ngoạn mục (Ảnh: XH).

Hoặc trường hợp của một trẻ sơ sinh bỏng rất nặng vùng chân do điều trị vàng da sai cách, để lại sẹo co rút nặng nề. Sau 2 tháng ứng dụng công nghệ trên, chân bé gái đã trở lại hình dạng bình thường.

Ngoài ra, tế bào gốc còn giúp điều trị tốt các bệnh về viêm - xơ (đặc biệt là bệnh cơ xương khớp), các bệnh tự miễn, chống lão hóa, các bệnh cần tái tạo mạch máu, thần kinh…

Dù vậy, việc ứng dụng MSC phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như cơ thể người bệnh, loại mô, quy trình nuôi cấy… Vì vậy, cần có các quy trình nuôi cấy, đánh giá chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng tế bào.

Theo Hoàng Lê/Dân Trí

Tin liên quan

Dấu hiệu này khi đánh răng có thể cảnh báo bệnh gan nhiễm mỡ, nhiều người chủ quan bỏ qua...

Nếu bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển đến mức này, nó có thể dẫn đến suy gan - và...

4 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo nhồi máu não, có một cũng cần cẩn thận

Nhồi máu não là bệnh lý mạch máu não phổ biến do tắc nghẽn mạch máu não và có thể...

Người phụ nữ ở Hà Nội suýt chết sau vài ngày tự rạch mụn

Sau 5 ngày tự rạch mụn cơm ở ngón chân, người phụ nữ ở Hà Nội bị cứng hàm, viêm...

Tự điều trị ung thư bằng thuốc nam, bệnh từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 4

Dù được chẩn đoán ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm nhưng bệnh nhân từ chối đều trị, về...

Sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh: Hiếm gặp nhưng gây tử vong nhanh

Sốt xuất huyết (SXH) ở trẻ sơ sinh có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng, thậm chí gây tử...

Mối nguy chết người vì loại thuốc nhỏ mũi nhầm tưởng vô hại

Mỗi lần nhỏ mũi 1-2 giọt, ngày vài ba lần, nhiều người không nghĩ lượng thuốc nhỏ xíu lại...

Gần 70.000 ca mắc tay chân miệng

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong tuần 33/2023 (từ ngày 14/8-20/8), cả nước ghi nhận 5.727 trường hợp...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

9 phút trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

11 phút trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

13 phút trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

4 giờ trước

Cách làm son môi từ cà chua cực đơn giản tại nhà

4 giờ trước

5 lời khuyên quan trọng phòng ngừa ung thư miệng và những dấu hiệu cần chú ý

4 giờ trước

8 lợi ích của việc đi bộ hơn 10.000 bước mỗi ngày

4 giờ trước

Bỏ một ít kem đánh răng vào nước vo gạo, bất ngờ về điều kỳ diệu mà bạn thấy trong...

4 giờ trước

Uống nước mía có tăng cân không?

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình