Phụ Nữ Sức Khỏe

Bé gái 15 tháng tuổi bị tay chân miệng biến chứng nguy kịch, 3 dấu hiệu cảnh báo giai đoạn năng bố mẹ không nên bỏ qua

Bé gái 15 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, lơ mơ, huyết áp cao... do bệnh tay chân miệng biến chứng độ 3 và tình trang đang vô cùng nguy kịch.

Đó là trường hợp của một bệnh nhi 15 tháng tuổi bị tay chân miệng, ngụ huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Trước đó, bé được chuyển viện liên tục 3 tuyến, từ xã lên bệnh viện (BV) huyện, sau đó chuyển đến BV ở TP Cần Thơ rồi chuyển tới BV Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) vì bệnh tay chân miệng nặng dần.

Sau khi nhập viên BV Nhi Đồng, tiên lượng bé đã rất xấu, sốt cao liên tục, lơ mơ, mạch nhanh và huyết áp cao không ổn định. Ảnh minh họa: Internet

Khi đến TP.HCM tiên lượng bé đã rất xấu, sốt cao liên tục, lơ mơ, mạch nhanh và huyết áp cao không ổn định. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi đã biến chứng độ 3 và có thể chuyển sang độ nặng nhất.

Bác sĩ buộc phải chỉ định thuốc Globulin miễn dịch kháng viêm mạnh và giá thành cao để truyền tĩnh mạch cho bệnh nhi. Những cuộc hội chẩn nhanh chóng và điều trị tích cực quyết liệt suốt hơn 1 tuần đã dần đưa bé trở lại với những dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Hiện bệnh nhi đã cai máy thở, nhiễm trùng được khống chế, tiếp xúc tốt và được chuyển sang khoa Nhiễm theo dõi tiếp. Dự kiến nếu không có gì thay đổi, bé sẽ sớm được xuất viện trong vài ngày tới.

Bác sĩ buộc phải chỉ định thuốc Globulin miễn dịch kháng viêm mạnh. Ảnh minh họa: Internet

Bệnh tay chân miệng trẻ em rất phổ biến và dễ lây lan. Bệnh có khả năng tự khỏi sau 5 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong. Rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc không biết trẻ bị bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Triệu chứng nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) gây ra do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn...Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.

Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lại thắc mắc không biết trẻ bị mắc tay chân miệng khi nào cần nhập viện?

Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ảnh minh họa: Internet

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây:

Quấy khóc liên tục kéo dài: Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ: Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình: Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

- Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.

- Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.

- Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

- Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.

- Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.

- Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi...

- Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế...bằng các chất tẩy rửa thông thường.

- Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

- Trong 10 - 14 ngày đầu khi nhiễm miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

Tay chân miệng ở trẻ có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cẩn thận để phòng ngừa biến chứng. Ngay khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

Thiên Di (Tổng hợp)

Tin liên quan

Bé trai 13 tháng tuổi bị hoại tử ruột, một đoạn ruột lòi ra ngoài hậu môn bốc mùi hôi

Khi gia đình đưa bé đến bệnh viện thì một phần ruột của con đã bị lòi ra ngoài, đã...

Bé 14 ngày tuổi bụng chướng to bất thường, bác sĩ phát hiện khối u lớn trong gan, để biến...

Một bé gái chỉ mới 14 ngày tuổi, nặng 3kg nhưng lại mang trong mình một khối u và phải...

Bé gái 5 tuổi bị rơi vào tình trạng nguy kịch khi bị suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa,...

Một bé gái 5 tuổi bị sốt xuất huyết nặng kéo theo là những tổn thương gan, suy hô hấp,...

Bé trai bị sâu cả hàm răng, dị vật bịt kín khoang mũi, bác sĩ cảnh báo thói quen sai...

Bệnh nhi là một bé trai đến khám trong tình trạng trong tình trạng phải thở bằng miệng, răng sâu...

Bé gái 3 tuổi bị dính âm hộ nặng, sưng đỏ, tiết nhiều dịch, bàng quang căng phồng

Khi đưa bé đến khoa sản bác sĩ đã giục người mẹ nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu. Lời...

Con gái 3 tuổi nuốt phải pin cúc áo, bố thông minh xử lý kịp thời theo cách này giúp...

Khi phát hiện con nuốt phải pin cúc áo, người bố không đưa con đi bệnh viện ngay mà làm...

Bé trai 8 tuổi suýt vỡ ruột vì ba mẹ chủ quan với chứng bệnh táo bón thường ngày của...

Khi được đưa đến bệnh viện các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cấp cứu, làm hậu môn nhân tạo...

Tin mới nhất

Bật mí 5 dấu hiệu cho thấy làn da đang lão hóa tốt

57 phút trước

MC Thanh Bạch 'hồi xuân' sau khi tân trang nhan sắc, hiếm hoi lộ diện với hàng ký vàng trên...

58 phút trước

Mẹ Hồ Ngọc Hà U70 vẫn tự tin diện áo tắm, body khỏe khoắn khiến nhiều người ngưỡng mộ, con...

58 phút trước

Phương Mỹ Chi khóc nghẹn kể về tuổi thơ nghèo khó, từ khi nổi tiếng đã không cho cha mẹ...

59 phút trước

Những thói quen tốt cho tim cần kết hợp với thói quen tập thể dục hàng ngày mà ai cũng...

1 giờ trước

Hãng dược AstraZeneca lần đầu thừa nhận vắc xin COVID-19 gây đông máu, kèm theo hội chứng nguy hiểm khác

1 giờ trước

Giữ dáng tại nơi làm việc: 3 lời khuyên của chuyên gia để tránh tăng cân khi làm việc tại...

6 giờ trước

Xa Thi Mạn thừa nhận mình bị xúc phạm, xem thường, nhiều đêm dài đẫm nước mắt khi mới vào...

6 giờ trước

Những sao nam nhiều vợ nhất Vbiz: Công Lý và Kim Tử Long viên mãn sau 3 lần kết hôn,...

6 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình