Phụ Nữ Sức Khỏe

F0 uống nước dừa cực tốt cho việc phục hồi, đào thải nhanh virus: Nhưng nếu thuộc 6 nhóm người sau thì bạn tốt nhất nên “nhịn miệng”

Nước dừa là thức uống lý tưởng đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19, tuy nhiên không phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, người đang bị tiêu chảy...

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi, bệnh nhân COVID-19 rất cần bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải để bù lại lượng nước đã mất qua quá trình sốt, tiêu chảy, đổ mồ hôi, đồng thời đào thải nhanh virus. Trong đó nước dừa là một trong những thức uống ngon lành, phù hợp nhất đối với những người đang mắc COVID-19.

Bệnh nhân mắc COVID-19 uống nước dừa có tốt không?

Nhiều ý kiến cho rằng nước dừa tính hàn, do đó bệnh nhân COVID-19 không nên sử dụng vì sẽ gây cảm lạnh, lạnh bụng. Tuy nhiên theo nhà khoa học, lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội Việt Nam): "Nước dừa không phải tính hàn mà nó vị ngọt, tính bình. Theo Đông y, nước dừa có tác dụng làm bớt tiêu khát, khỏi thổ huyết, hết say nắng, làm đen tóc (bôi, gội), thổ huyết".

Nước dừa là thức uống lý tưởng đối với bệnh nhân nhiễm COVID-19, vì những lý do sau đây:

- Nước dừa là một chất điện giải tự nhiên, giúp ngăn chặn tình trạng mất nước hiệu quả ở cơ thể F0. Nước dừa là một đồ uống tự nhiên bổ dưỡng và an toàn nhất. Nó chứa đầy đủ canxi, magiê, kali và nhiều thứ tốt cho sức khỏe, nhất là đối với nam giới.

- Cytokinin được tìm thấy trong nước dừa giúp điều chỉnh sự phát triển tế bào da. Bên cạnh đó trong nước dừa có chứa acid lauric có thể giảm thiểu sự lão hóa của tế bào da, cân bằng độ PH và giữ cho các mô da liên kết mạnh mẽ, làm ẩm cho da.

- Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nước dừa có thể giúp tăng HDL (tốt) cholesterol, vì thế đây là thứ nước tự nhiên để điều trị duy trì sức khỏe tim mạch.

- Nước dừa chứa axit lauric mà khi vào cơ thể chúng sẽ chuyển đổi thành monolaurin. Monolaurin sẽ giúp kháng vi-rút, kháng khuẩn, chống giun đường ruột, ký sinh trùng và nhiễm trùng đường tiêu hóa khác ở trẻ em và người lớn.

- Nước dừa đóng vai trò như một loại thuốc kháng sinh và là một phương thuốc đơn giản cho những vấn đề về đường ruột.

- Nước dừa cũng khá hiệu quả để điều trị các bệnh tật cho cơ thể như bao gồm cúm, dạ dày, kiết lỵ, khó tiêu, táo bón...

- Uống nước dừa tạo cho ta một cảm giác no trong thời gian khá dài và sẽ bớt cảm giác đói, thèm ăn. Mặc dù không có tác dụng giảm cân trực tiếp nhưng nó cũng gián tiếp giúp tăng cân chậm hơn.

Nước dừa rất tốt nhưng 6 nhóm người dưới đây không nên uống

- Bệnh nhân tiểu đường: Người mắc bệnh tiểu đường không nên uống nước dừa, đặc biệt là ngay sau bữa ăn vì có nguy cơ làm tăng đường huyết.

- Người mắc bệnh thận: Nước dừa có thể khiến tình trạng bệnh thận trở nên trầm trọng hơn, trước khi dùng nên có sự tư vấn của chuyên gia, bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn.

- Người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy: Nước dừa tiêu khát, nhuận tràng vì thế sẽ làm cho triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy trầm trọng, khó điều trị.

- Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu: Không được uống nước dừa để phòng nguy cơ sinh non.

- Người đang chuẩn bị đi ngủ: Buổi tối là một trong những thời điểm cần tránh uống nước dừa vì đây là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, trong khi đó nước dừa có tác dụng lợi tiểu, nó sẽ khiến bạn phải ra khỏi giường rất nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh, gây mất ngủ.

- Người bệnh trĩ, huyết áp thấp: Nước dừa có tác dụng làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp. Nếu người bệnh trĩ và huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp… thì cần tránh uống nước dừa vì tình trạng sức khỏe sẽ bị suy giảm.

Lưu ý:

Dù có khỏe mạnh hay không thì mỗi tuần chỉ nên dùng 3-4 quả dừa. Không nên pha thêm đường, đá và các hóa chất khác. F0 có thể thêm vài lát gừng và 2-3g muối vào nước dừa để khi uống đỡ bị lạnh bụng.

Theo Đậu Đậu/Nhịp Sống Trẻ

Tin liên quan

Cả nhà 4 F0 hồi phục nhờ nước dừa: Chuyên gia giải thích và lưu ý khi sử dụng

Nước dừa có khả năng bù điện giải rất tốt, cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp người bệnh...

Tái dương tính sau gần 2 tháng mắc COVID-19, cảnh báo của chuyên gia với "cựu F0"

Việc tái nhiễm COVID-19 với người vừa mắc COVID-19 là hoàn toàn có thể xảy ra, do vậy người dân...

Sử dụng bình oxy cho F0 điều trị tại nhà cần lưu ý gì?

Bình oxy y tế là một trong những thiết bị được sử dụng khi bệnh nhân có vấn đề về...

Những điều F0 điều trị tại nhà cần biết

Trong giai đoạn bình thường mới, việc vô tình trở thành F0 là điều hoàn toàn có thể xảy ra....

Mẹ bầu thành F0 ở tuần thai 26: Món gì vào miệng cũng như nhai rơm nhưng phải cố ăn...

Dù luôn ý thức việc giữ gìn sức khỏe, hạn chế đến nơi đông người nhưng cuối cùng mẹ bầu...

Cách xông mũi họng bằng gừng, sả, tỏi đúng khoa học giúp F0 dễ chịu, giải độc nhanh phục hồi

Nhiều F0 xông mũi bằng gừng và tỏi hoặc sả để chống nhiễm trùng, giảm triệu chứng sổ mũi, khô...

Cần mua thuốc gì để phòng khi bất ngờ thành F0? Bác sĩ liệt kê các loại thuốc có thể...

Đây là những loại thuốc cơ bản người dân có thể mua từ trước để trong nhà, phòng trường hợp...

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết ngày 23/11: Hà Nội nhiều mây, sáng sớm trời rét, miền Trung có mưa lớn

1 giờ trước

Thêm thứ này vào nước rồi tưới cho cây khế, hoa sai trĩu cành, kết trái ngọt lịm quanh năm

1 giờ trước

Nỗi oan khó nói của ông chồng bị vợ nghi ngoại tình

16 giờ trước

Vì sao con người lùn đi khi về già?

16 giờ trước

Đàn ông cũng cần được khóc

16 giờ trước

Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại ở 1 huyện

20 giờ trước

Bộ Y tế trả lời về đề nghị cân nhắc sửa toàn diện Luật Bảo hiểm y tế

20 giờ trước

Có 3 loại cây nhà giàu nào cũng thích: Trồng trước nhà hút tài lộc đuổi vận xui, trồng sau...

1 ngày 1 giờ trước

Ăn canh nấm rừng, 8 người bị ngộ độc, phải nhập viện cấp cứu khẩn

1 ngày 1 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình