Không tăng cân nhanh chóng như trẻ sơ sinh, trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 10 thường mỗi tháng sẽ tăng khoảng 100 đến 200 gram. Để đánh giá đúng các chỉ số phát triển của trẻ, cha mẹ nên thực hiện 3 tháng 1 lần là hợp lý nhất.
Khi biết rõ quy luật phát triển cân nặng của trẻ, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được nguyên nhân bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân là do đâu, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Vì sao bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân?
Có nhiều trường hợp, bé 3 tuổi ăn ít nhưng lại tăng cân đều đặn, tuy nhiên cũng có một số bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng lại không tăng cân, điều này có thể xuất phát từ những nguyên nhân dưới đây.
Ăn nhiều nhưng không đủ
Nhiều cha mẹ luôn nghĩ đã cho con ăn rất nhiều, nhưng thật chất số lượng này không đủ đáp ứng với tình trạng thể chất của trẻ. Chẳng hạn như nhu cầu của trẻ 3 tuổi trong mỗi bữa ăn phải đầy đủ 2 chén cháo và mỗi ngày gồm 4 bữa ăn cùng với 500 ml sữa. Tuy nhiên mẹ chỉ cho con 3 bữa hoặc uống thiếu sữa,... điều này không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ.
Nhiều về số lượng nhưng nghèo nàn về chất
Phần lớn các bậc phụ huynh thường cho con ăn theo sở thích mà không tính toán đến chất lượng dinh dưỡng của thực phẩm, chỉ cần con ngon miệng là được. Đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Theo khuyến cáo, mỗi người trong một ngày nên bổ sung từ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau để đủ dinh dưỡng. Với những bé 3 tuổi, các mẹ cũng nên tập trung vào chất lượng dinh dưỡng món ăn hơn là sở thích của trẻ.
Dư thừa chất đạm
Bé ăn ngủ tốt nhưng không tăng cân một phần còn do trong cơ thể dư thừa lượng chất đạm cần thiết. Nhiều cha mẹ quan niệm cho con ăn nhiều thực phẩm giàu đạm như: trứng, cá, thịt, tôm, sữa,... sẽ giúp con tăng cân nhanh.
Tuy nhiên, việc hấp thụ một lượng chất đạm lớn sẽ khiến trẻ khó tiêu. Trong trường hợp nặng hơn còn bị táo bón, gây gánh nặng cho thận.
Hệ tiêu hóa không tốt, hấp thu kém
Việc thiếu đi một số men tiêu hóa hoặc khuẩn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân. Những men tiêu hóa này có thể thiếu do bẩm sinh hoặc bị tiêu biến trong quá trình dùng thuốc kháng sinh. Khi đó lượng thức ăn nạp vào hằng ngày chỉ một phần được chuyển hóa thành dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, việc bé quá hiếu động hoặc lâu ngày chưa tẩy giun, sán cũng là nguyên nhân khiến chúng ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Vì vậy, cha mẹ nên lưu ý thường xuyên tẩy giun sán cho con theo định kỳ 6 tháng/1 lần.
Khắc phục tình trạng bé chậm tăng cân
Xây dựng một bữa ăn cân đối
Trước hết để xây dựng được một bữa ăn cân đối, bố mẹ cần thay đổi thói quen cho con ăn theo sở thích hoặc ăn theo thực đơn của người lớn. Điều này khiến khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ thiếu cân bằng, dẫn đến thừa chất này nhưng lại thiếu chất kia.
Một thực đơn cân đối gồm: tinh bột, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Khi mẹ biết xây dựng, kết hợp các thành phần dinh dưỡng này với nhau sẽ giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Với những bé có cân nặng tương đối thấp thì nên chú ý tăng hàm lượng chất béo và vitamin trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Khuyến khích con vận động
Việc khuyến khích con vận động sẽ giúp chúng mau đói, ăn ngon miệng và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Quá trình vận động khiến cơ thể tiêu hao năng lượng nên đòi hỏi phải nạp nhiều hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa thức ăn.
Bố mẹ nên thường xuyên đưa con ra công viên chơi cùng bạn bè hoặc khuyến khích các hoạt động thể thao như: đi xe đạp, tập bơi,... Tuy nhiên, nhưng hoạt động này không nên thực hiện liên tục mà cần có kế hoạch cụ thể, tránh trường hợp trẻ quá hiếu động khiến năng lượng tiêu hao cao hơn năng lượng nạp vào cơ thể.
Tăng cường enzym kích thích tiêu hóa
Việc thiếu hụt một số loại enzym giúp chuyển hóa tinh bột, đạm hoặc chất béo cũng là nguyên nhân khiến bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân. Trong trường hợp này, mẹ nên cho bé đến bệnh viện để bác sĩ có thể tìm ra các giải pháp nhằm bổ sung những loại men tiêu hóa cần thiết.
Hạn chế ăn vặt
Cho con ăn vặt thường xuyên sẽ dẫn đến hiện tượng ngang dạ, không còn cảm thấy ngon miệng trong bữa ăn chính, từ đó lượng thức ăn nạp vào ít hơn và không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Cho trẻ uống nhiều sữa tươi
Bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao là điều khiến các mẹ luôn trăn trở. Bên cạnh việc thay đổi thực đơn hằng ngày thì sữa cũng là cách giúp trẻ hấp thu tốt và tăng cân.
Tuy nhiên thay vì dùng sữa công thức bạn có thể cho trẻ dùng sữa tươi. Sữa công thức mặc dù giàu năng lượng nhưng lại không quá phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ kém hấp thu.
Bổ sung thực phẩm chức năng
Nếu trẻ tăng cân quá chậm, bên cạnh chế độ uống hợp lý bạn có thể bổ sung thêm các men vi sinh hoặc một vài thực phẩm chức năng để khả năng hấp thu dinh dưỡng của bé tốt hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng những thực phẩm chức năng này bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để phù hợp với tình trạng của con.
Tẩy giun, sán theo định kỳ
Giun sán khi ký sinh trong đường ruột sẽ chia bớt lượng thức ăn nạp vào, khiến bé ăn nhiều nhưng không tăng cân. Vì thế, mẹ nên thực hiện tẩy giun cho con theo định kỳ 6 tháng một lần.
Thêm các món ăn giúp trẻ dễ hấp thu dinh dưỡng
Sữa chua được xem là liệu pháp an toàn và hiệu quả đối với trẻ kém hấp thu, ăn nhiều nhưng vẫn gầy. Enzym và một số lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ giúp hệ tiêu hóa bé hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm các loại trái cây và hạt giàu vitamin, khoáng chất như: đu đủ, dứa, giá, đậu,... cũng là giải pháp giúp trẻ tăng cân.
Bé 3 tuổi ăn nhiều nhưng không tăng cân xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Do đó, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ mà bạn cần có những giải pháp khác nhau.