Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ sản khoa chỉ ra 3 dấu hiệu mang thai ngoài tử cung phụ nữ cần lưu ý

Theo bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn, nếu không xử lý kịp thời, thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ, thậm chí dẫn tới vô sinh.

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong tử cung mà phát triển ở một vị trí khác, như ống dẫn trứng (thường gặp nhất), buồng trứng, cổ tử cung, hay trong ổ bụng. Một vị trí đặc biệt khác của thai ngoài tử cung là thai bám ở vết mổ cũ đã mổ lấy thai trước đó.

 Bác sĩ Nguyễn Hùng Sơn (Trưởng khoa D3 – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, tỷ lệ thai ngoài tử cung là 1 – 2 % các ca đẻ (tức là 100 ca thì có 1 – 2 ca). Mỗi ngày, bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận nhiều trường hợp thai ngoài tử cung, có cả trường hợp thường gặp và trường hợp hiếm.

Vì vậy, để phòng tránh mang thai ngoài tử cung, các mẹ bầu cần lưu ý những tư vấn chuyên khoa của BS Nguyễn Hùng Sơn dưới đây. 

Dấu hiệu thai ngoài tử cung 

Theo BS Hùng Sơn, mang thai ngoài tử cung gồm 3 dấu hiệu lâm sàng chính:

Chậm kinh: Với thai ngoài tử cung, chậm kinh là dấu hiệu đặc biệt có giá trị khi kinh nguyệt của người phụ nữ đều.  

Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và choáng.

Ra máu: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh.

Khi thăm khám lâm sàng, thấy có máu đen, cổ tử cung tím, mềm, đóng, tử cung to hơn bình thường, di động tử cung đau, bên cạnh tử cung có khối không rõ ranh giới, di động đau. Nếu khối huyết tụ thành nang, sẽ thấy tiểu khung là 1 khối dính, mật độ chắc, không di động, khó xác định được tử cung.

 Khi thăm khám bụng thấy bụng chướng, có phản ứng thành bụng, có cảm ứng phúc mạc khi chửa ngoài tử cung vỡ gây lụt máu ở bụng. Trong trường hợp này, bác sĩ chọc dò túi cùng sau thấy có máu loãng không đông.

Đau bụng kèm theo ra máu khi mới mang thai có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. (Ảnh minh họa)

 Bên cạnh những dấu hiệu lâm sàng và thăm khám, thai phụ cũng cần phải thực hiện những xét nghiệm, siêu âm cần thiết để chắc chắn đó là thai ngoài tử cung.

“Khi xét nghiệm máu, số lượng hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, Hematocrit (Hct) giảm, siêu âm (có thể siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm ổ bụng) không thấy túi thai trong buồng tử cung, ngoài tử cung có hình ảnh túi ối, có thể thấy mầm thai hoặc tim thai”, BS Hùng Sơn nói.

Dấu hiệu của thai ngoài tử cung rất dễ nhầm với một số bệnh và biến chứng khác, đặc biệt là sảy thai. Vì vậy, khi có các dấu hiệu trên, thai phụ cần tới ngay bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và siêu âm.Trường hợp bệnh nhân không đi khám sớm nếu thai ngoài tử cung vỡ sẽ dẫn đến mất máu, nhiều bệnh nhân có thể sốc do mất máu, biểu hiện chóng mặt, hoa mắt hay ngất xỉu, thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân dẫn đến thai ngoài tử cung 

BS Hùng Sơn cho biết, nguyên nhân chính của mang thai ngoài tử cung gồm:

Nguyên nhân ở vòi tử cung: Thai phụ bị viêm dính vòi tử cung (chủ yếu do nhiễm Chlamydia), các bất thường bẩm sinh của vòi tử cung, phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, dính bên ngoài sau viêm phúc mạc, vòi tử cung quá dài, vòi tử cung bị xoắn, co bóp và nhu động bất thường của vòi tử cung.

Các nguyên nhân khác: khối u ở phần phụ (u buồng trứng), lạc nội mạc tử cung, can thiệp vào buồng tử cung (nạo thai), sử dụng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản…

Phương pháp điều trị thai ngoài tử cung 

Mỗi phương pháp điều trị mang thai ngoài tử cung đều có tiêu chuẩn y khoa riêng. Căn cứ vào độ lớn của khối thai và các xét nghiệm chuyên khoa, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp và tốt nhất cho thai phụ.

Tất cả các trường hợp thai ngoài tử cung đều phải đình chỉ thai kỳ và loại bỏ túi thai. (Ảnh minh họa)

 Điều trị nội khoa: Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp khối thai nhỏ, nồng độ Beta HCG dưới 5000 UI/ml. Bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc Methotrexat – MTX (thuốc diệt tế bào non). Nếu cách này thất bại, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển qua phương pháp phẫu thuật.

Điều trị ngoại khoa: Bao gồm mổ mở hoặc mổ nội soi để cắt khối thai.

Nếu mổ mở, bác sĩ sẽ xử trí theo tổn thương, bệnh nhân có thể bị cắt cả khối thai và vòi tử cung hoặc lấy khối thai bảo tồn vòi tử cung.

Mổ nội soi là phương pháp phổ biến hiện nay. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ xử trí theo tổn thương giống như mổ mở, nhưng với nhiều ưu điểm, mổ nội soi được nhiều bệnh nhân và bác sĩ lựa chọn để điều trị.

Cách phòng tránh thai ngoài tử cung 

Phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe sinh sản. Hiện tượng này khiến phụ nữ giảm khả năng thụ thai về sau, hoặc có thể bị thai ngoài tử cung lại vào lần mang thai kế tiếp, thậm chí có thể dẫn tới vô sinh.

Vì vậy, để phòng ngừa và hạn chế mang thai ngoài tử cung, BS Nguyễn Hùng Sơn đã đưa ra một số lưu ý cho các chị em.

Để đề phòng thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ cần thăm khám kĩ lưỡng trước khi quyết định mang thai. (Ảnh minh họa)

 Thứ nhất, khi phụ nữ phát hiện các bệnh như viêm vòi tử cung, viêm dính vòi tử cung, chỉnh sửa bất thường bẩm sinh ở vòi tử cung thì cần điều trị một cách tích cực và triệt để, đặc biệt là viêm nhiễm do Chlamydia. Chú ý trong phẫu thuật tạo hình vòi tử cung, tránh hiện tượng gấp khúc, xoắn của vòi tử cung.

Thứ hai, phụ nữ cần chữa các bệnh liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Chú ý sau sảy thai phải điều trị viêm nhiễm phụ khoa đúng cách và triệt để. Đặc biệt, trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo) phải đảm bảo vô trùng, chuẩn mực để tránh viêm nhiễm.

Sau khi điều trị mang thai ngoài tử cung, chị em nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm mới có thai trở lại. Lúc này, cơ thể người phụ nữ đã ổn định nên sẽ tránh được những biến chứng của việc bị thai ngoài tử cung trước đó. 

Theo Minh Anh/Eva/Khám Phá

Tin liên quan

U xơ tử cung: trì hoãn mổ có thể gây nguy hiểm

Đừng nghĩ rằng u xơ tử cung có thể tự khỏi sau khi mãn kinh, trì hoãn việc điều trị...

4 loại rau thơm bà bầu CẤM được ăn vì làm tăng nguy cơ co bóp tử cung khiến thai...

Bà bầu nếu ăn 5 loại rau thơm này sẽ rất dễ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ...

6 loại thực phẩm giúp cổ tử cung mở "ầm ầm" khi chuyển dạ, sinh thường không lo bị rạch

Chỉ với những loại thực phẩm đơn giản, dễ kiếm này, mẹ sẽ rút ngắn được thời gian chuyển dạ,...

Đang sợ đẻ, mẹ bầu hãy học ngay 10 tư thế giúp tử cung mở nhanh, dễ sinh con này!

Bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ là thời kỳ mà các mẹ bầu phải chuẩn bị mọi thứ...

Những điều bà bầu nên biết về biến chứng tử cung co chậm sau sinh

Tử cung co chậm là một trong những biến chứng nguy hiểm sau sinh. Vì vậy, khi thai phụ gặp...

Cách điều trị thai ngoài tử cung để đảm bảo lần sau không tái phát

Mang thai ngoài tử cung là một triệu chứng nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ gây...

Nguyên nhân thai ngoài tử cung, chị em phụ nữ nên biết để phòng tránh

Thai ngoài tử cung là một triệu chứng nguy hiểm khi mang thai, nhưng không phải ai cũng biết nguyên...

Tin mới nhất

4 loại cá "ngậm" đầy thủy ngân, rẻ mấy cũng chớ dại mà mua về ăn kẻo hại sức khỏe

12 giờ trước

Quả roi vừa ngọt vừa thanh mát lại có 5 tác dụng "diệu kỳ" đối với sức khỏe

12 giờ trước

5 thực đơn buổi sáng, càng ăn càng giảm cân!

17 giờ trước

Chế độ ăn kiêng với trứng có an toàn không?

17 giờ trước

6 lợi ích sức khỏe tuyệt vời từ cà phê đen không thể bỏ lỡ!

17 giờ trước

3 loại rau được gan yêu thích, hãy ăn nhiều để thanh lọc và nuôi dưỡng gan, bạn sẽ có...

17 giờ trước

Nấu món canh từ nguyên liệu rất tốt cho dạ dày, hương vị ngọt, ngon lại giúp bạn không tăng...

17 giờ trước

Trời lạnh mà làm một nồi thịt bò hầm nấm thế này mới là "đỉnh cao ẩm thực" vừa ngon...

17 giờ trước

Thực đơn cơm nhà 3 món nhanh ngon cho những ngày cuối thu se lạnh

18 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình