THAI NGOÀI TỬ CUNG LÀ GÌ?
Từ lúc thụ tinh cho đến lúc sinh đẻ, việc mang thai đòi hỏi rất nhiều bước thay đổi trong cơ thể mẹ. Một trong số đó là quá trình trứng được thụ tinh di chuyển đến tử cung và cấy lên thành tử cung. Tuy nhiên trong trường hợp bị mang thai ngoài tử cung, trứng đã thụ tinh sẽ không dính vào tử cung, mà thay vào đó sẽ bị mắc lại ở ống dẫn trứng, khoang bụng, hoặc cổ tử cung.
Dù chỉ cần xét nghiệm thai kỳ là có thể biết các mẹ có thai hay không, một tế bào trứng đã thụ tinh sẽ không thể sinh trưởng ở nơi nào khác ngoài tử cung. Theo Viện hàm lâm các bác sĩ gia đình của Hoa Kỳ (AAFP), cứ 50 mẹ bầu thì sẽ có 1 mẹ bị mang thai ngoài tử cung.
Trường hợp mẹ bị mang thai ngoài tử cung nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nên rất nguy hiểm. Chỉ khi phát hiện và điều trị kịp thời mới giúp làm giảm nguy cơ gây biến chứng từ mang thai ngoài tử cung, giúp thai nhi trở nên khỏe mạnh hơn, và giúp mẹ giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khác sau này.
CÁC TRIỆU CHỨNG MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG
Dù buồn nôn và tức ngực là những triệu chứng thường gặp trong những trường hợp mang thai cả trong và ngoài tử cung. Tuy nhiên chỉ cần gặp phải một trong những dấu hiệu dưới đây thì có thể các mẹ phải phải liên hệ bác sĩ và đi cấp cứu ngay nếu đang mang bầu:
- Đau nhói ở vùng bụng, xương chậu
- Đau dai dẳng phía bên phần bụng
- Nổi huyết hoặc xuất huyết âm đạo
- Chóng mặt hoặc choáng váng
- Áp lực phần trực tràng.
CHẨN ĐOÁN MANG THAI NGOÀI TỬ CUNG NHƯ THẾ NÀO?
Nếu nghi ngờ mình đang bị mang thai ngoài tử cung, các mẹ nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức. Triệu chứng này dù không thể được chẩn đoán bằng các bài xét nghiệm vật lý, nhưng bác sĩ vẫn có thể thực hiện chúng để loại bỏ những yếu tố khác.
Một bước chẩn đoán khác là siêu âm vùng âm đạo. Phương pháp này bao gồm việc đưa một dụng cụ vào âm đạo để bác sĩ có thể nhận biết thai nhi có nằm trong tử cung của mẹ hay không.
Bác sĩ cũng có thể xét nghiệm máu để xác định hàm lượng hCG and progesterone, những loại hormone thường được sản sinh khi mang thai. Nếu lượng hormone giảm hoặc không đổi trong vài ngày và túi thai không xuất hiện khi siêu âm, nhiều khả năng thai đã bị nằm ngoài tử cung.
Đừng nên dành thời gian xét nghiệm mà hãy đi cấp cứu ngay lập tức nếu như mẹ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng, như đau nhức và xuất huyết dữ dội. Những trường hợp này nếu không được chữa trị ngay lập tức sẽ làm ống dẫn trứng bị vỡ, gây chảy máu bên trong và nguy hiểm đến tính mạng. Tiến hành phẫu thuật khẩn cấp mới có thể kịp thời khắc phục tình trạng trên xảy ra.
CÁCH ĐIỀU TRỊ THAI NGOÀI TỬ CUNG
Mang thai ngoài tử cung là điều không hề an toàn đối với các mẹ bầu. Nó khiến thai nhi không thể phát triển một cách bình thường. Loại bỏ phôi thai ngoài tử cung càng sớm càng tốt là cách duy nhất mới có thể giúp mẹ giữ gìn sức khỏe và khả năng sinh sản lâu dài. Các phương pháp điều trị cũng rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí và sự phát triển của thai.
Sử dụng dược phẩm
Trong trường hợp các mẹ được chẩn đoán không xảy ra biến chứng, các bác sĩ sẽ chỉ cần kê đơn thuốc để ngăn không cho phôi bào ngoài tử cung phát triển thêm. Theo Viện hàn lâm các bác sĩ gia đình của Hoa Kỳ. loại dược phẩm hay được dùng là methotrexate (hay còn được gọi là Rheumatrex).
Methotrexate là loại thuốc có tác dụng ngừng quá trình phân chia tế bào, trong đó có tế bào của phôi bào ngoài tử cung. Các bác sĩ thường tiêm trực tiếp loại thuốc này vào cơ thể của các mẹ. Ngoài ra, các mẹ cần phải được xét nghiệm máu thường xuyên để đảm bảo thuốc vẫn còn tác dụng, Nếu hiệu quả, dược phẩm này sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như khi sảy thai, như:
- Chuột rút.
- Xuất huyết.
- Vỡ màng tế bào.
Một khi đã dùng thuốc thì khả năng phẫu thuật hiếm khi xảy ra. Methotrexate không gây tổn hại đến ống dẫn trứng như khi phẫu thuật. Tuy nhiên, các mẹ phải mất tới vài tháng kể từ thời điểm sử dụng loại dược phẩm này mới có thể thụ thai bình thường trở lại.
Tiến hành phẫu thuật
Nhiều bác sĩ phẫu thuật cho biết nên loại bỏ phôi bào ngoài tử cung và phục hồi bất kỳ tổn thương nào bên trong cơ thể. Phương pháp phẫu thuật này được gọi là laparotomy. Bác sĩ sẽ cho một camera nhỏ qua một để có thể đảm bảo quan sát được tiến trình phẫu thuật bên trong. Bác sĩ sau đó sẽ loại bỏ phôi bào và sửa chữa bất kỳ thương tổn nào xảy ra ở ống dẫn trứng.
Nếu ca phẫu thuật không thành công, bác sĩ phẫu thuật sẽ phải tiến hành lại một lần nữa, với một vết mổ lớn hơn. Trong trường hợp này, ống dẫn trứng có thể bị cắt bỏ hoàn toàn nếu bị thương tổn quá nặng.
Chăm sóc tại nhà sau điều trị
Bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn chi tiết, bao gồm cách chăm sóc vết mổ sau khi phẫu thuật. Dù vậy, mục tiêu hàng đầu của các mẹ là phải giữ cho vết mổ sạch sẽ và khô ráo trong quá trình phục hồi. Kiểm tra vết mổ mỗi ngày để đề phòng các dấu hiệu nhiễm trùng xảy ra. Chúng có thể bao gồm:
- Chảy máu không ngừng.
- Vết thương bốc mùi khó chịu.
- Vết mổ phồng rộp hay đỏ tấy.
Các mẹ có thể bị xuất huyết âm đạo ở mức nhẹ hoặc bị chảy máu nhỏ giọt sau phẫu thuật. Tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tuần kể từ thời điểm phẫu thuật. Vì thế, một số lưu ý cho các mẹ bao gồm:
- Không được nâng vật nặng quá 4,5 kg.
- Uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
- Để vùng xương chậu được nghỉ ngơi bằng cách tránh việc “giường chiếu” và sử dụng tampon.
- Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt ở khoảng thời gian 1 tuần sau khi mổ, sau đó mới tăng cường độ hoạt động một cách vừa phải ở các tuần kế tiếp.
Luôn luôn phải thông báo cho bác sĩ nếu cơn đau có dấu hiệu tăng lên hoặc các mẹ cảm thấy có dấu hiệu bất thường.