Phụ Nữ Sức Khỏe

Bác sĩ 'bó tay' khi thai phụ tiền sản giật nặng không chịu mổ vì kiêng mùng 1

Sản phụ tiền sản giật có dấu hiệu nặng, trong đêm huyết áp cao vun vút, tim thai nhịp giảm liên tục vì thiếu oxy, nhưng sản phụ vẫn nhất quyết ko chịu mổ vì hôm đó là mồng 1 đầu tháng...

Mổ chủ động là phương pháp mổ "bắt con" trước khi chuyển dạ, thường được thực hiện với những trường hợp đã từng sinh mổ, khi sức khỏe mẹ bầu có vấn đề hoặc khi thai nhi có dấu hiệu suy thai, kém phát triển. Tuy nhiên, hiện nay có không ít những trường hợp mẹ bầu quyết định mổ lấy thai để chọn ngày, giờ sinh cho con.

Vậy việc chọn ngày, giờ để sinh con liệu có phải là quyết định đúng đắn? Lựa chọn này có làm ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi hay không?

Trao đổi với Báo Sức khỏe và Đời sống, BSCKI Nguyễn Trung Đạo, Khoa sản bệnh A4, BV Phụ sản Hà Nội cho biết, mới đây bác sĩ đã gặp một trường hợp khiến bác sĩ phải "bó tay" khi sản phụ nhất định chọn ngày, giờ sinh mổ cho con.

Cụ thể, sản phụ 39 tuổi, mang thai lần thứ 4, có dấu hiệu tăng huyết áp từ lúc 32 tuần, được điều trị bằng thuốc hạ áp tại nhà hằng ngày. Đến ngày 23/12, sản phụ nhập viện trong tình trạng huyết áp cao, cần phải theo dõi.

Hiện nay có không ít những trường hợp mẹ bầu quyết định mổ lấy thai để chọn ngày, giờ sinh cho con. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Đạo, bệnh nhân này bị tiền sản giật nặng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những cơn sản giật vô cùng nguy hiểm.

"Sản phụ lúc này được 37 tuần, tiền sản giật có dấu hiệu nặng, trong đêm huyết áp cao vun vút, tim thai nhịp giảm liên tục vì thiếu oxi, nhưng sản phụ vẫn nhất quyết không chịu mổ vì hôm đó là mồng 1 đầu tháng. Các bác sĩ đã phải hết sức giải thích và yêu cầu sản phụ phải mổ cấp cứu, rất may ca mổ thành công, bé gái nặng 2,1kg, bú tốt, sản phụ tạm thời sức khỏe ổn định và vẫn đang tiếp tục được theo dõi", BSCKI Nguyễn Trung Đạo chia sẻ.

Cũng theo BSCKI Nguyễn Trung Đạo, quan niệm chọn ngày giờ sinh của sản phụ nêu trên là hoàn toàn không đúng, điều này có thể gây nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng của cả mẹ và con.

"Việc chọn ngày, chọn giờ không có ý nghĩa. Hơn nữa, những ngày đẹp thường rất đông nên phòng mổ sẽ bị quá tải, bác sĩ cũng bị quá sức, điều này có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng ca mổ. Đối với bác sĩ thì ngày nào con ra đời cũng là ngày đẹp, vì thế cha mẹ không nên quá mê tín, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con", bác sĩ Đạo khuyến cáo.

Tiền sản giật và sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nguy hiểm

Theo BSCKI Nguyễn Trung Đạo, tiền sản giật và sản giật là một bệnh lý sản khoa hay gặp ở phụ nữ mang thai, với tỷ lệ từ 2-8%. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

BSCKI Nguyễn Trung Đạo cùng ekip trong một ca mổ 'bắt con' Ảnh: BSCC

Tiền sản giật là bệnh lý xảy ra trước khi thai phụ lên cơn sản giật, là tiền đề gây nên cơn sản giật. Thai phụ mắc hội chứng tiền sản giật có thể được yêu cầu mổ chủ động để lấy thai ra. Việc mổ sớm khiến thai nhi bị sinh thiếu tháng, nguy cơ suy giảm miễn dịch và viêm phổi cao.

Ngoài ra, thai nhi có mẹ bị tiền sản giật có thể chậm tăng trưởng, nhẹ cân và suy dinh dưỡng do không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong thai kỳ.

Sản giật là biến chứng của tiền sản giật, xuất hiện cơn co giật, xảy ra ở trước, trong cơn chuyển dạ hoặc trong thời kỳ sau sinh. Sản giật thường đi kèm với hôn mê sâu, phù não và suy thận cấp. Nếu không được xử trí kịp thời, sản giật có thể gây tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Bác sĩ khuyến cáo, để giảm nguy cơ mắc tiền sản giật, thai phụ cần khám sàng lọc khi mang thai, duy trì cân nặng và chế độ ăn hợp lý; Vận động hoặc tập thể dục phù hợp; Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa; Tự theo dõi những thay đổi bất thường trên cơ thể trong quá trình mang thai và báo với bác sĩ nếu thấy nghi ngờ.

 

Theo Quỳnh Mai/Gia đình.net

Tin liên quan

'Chìa khóa' gìn giữ thanh xuân của phụ nữ: Mách nhỏ bí quyết không lo thời gian 'ghé thăm', tuổi...

Sức khỏe là sắc đẹp vì trông bạn sẽ rạng rỡ, hấp dẫn và tràn đầy sức sống. Bạn có...

Cơ thể bốc mùi, cô gái sốc nặng khi phát hiện ra thứ kinh dị mắc kẹt trong người

Mới đây, một cô gái đến từ Massachusetts, Hoa Kỳ (Mỹ) đã chia sẻ câu chuyện gây sốc của mình...

Ho ở trẻ: Nguyên nhân và những điều cha mẹ cần lưu ý

Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên trong trường hợp ho ở trẻ diễn ra nhiều, liên...

Trước khi ngủ đặt “bảo bối” này dưới gối, tiền rủng rỉnh tiêu, gia đình bình an

Nhiều người tin rằng đặt vặt này dưới gối có tác dụng xua đuổi tà khí, hóa giải xung khắc...

Ngứa, nổi mụn vùng bẹn khi mang thai có đáng lo?

BSCKII Bùi Thị Hồng Nhu - Trưởng Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM - giải...

Nam giới 'bệnh luôn' vì dùng máy massage 'tăng kích cỡ', phải làm sao?

Bệnh nhân nam tụ máu, sưng phù do muốn làm tăng kích cỡ cậu nhỏ sau khi sử dụng máy...

Thói quen sau khi "lâm trận" khiến chị em rước bệnh vào người: Số 1 nhiều người thắc mắc đã...

Ngay sau khi làm chuyện ấy là phải vệ sinh vùng kín là thói quen của nhiều chị em. Tuy...

Tin mới nhất

Cách làm món cá nục sốt cà chua thơm ngon đậm vị

3 giờ trước

Khi bụng đói, phụ nữ ăn 4 món này vừa đẹp da, dáng chuẩn vừa nhận được vô vàn lợi...

3 giờ trước

Gợi ý những món ăn lợi sữa mà không lo tăng cân quá đà cho phụ nữ sau sinh

6 giờ trước

Cách nấu cháo chim bồ câu cho bà bầu thơm ngon và dễ thực hiện

11 giờ trước

3 cách làm chân gà rút xương thơm ngon và bổ dưỡng cho ngày nghỉ lễ

11 giờ trước

Top 6 thực phẩm tốt cho mắt, loại thứ 5 có sẵn trong bếp mỗi nhà

1 ngày 3 giờ trước

Uống bột đậu đỏ có tác dụng gì, bạn đã biết chưa?

1 ngày 3 giờ trước

Đậu phụ có tác dụng gì cho sức khỏe và ăn như thế nào là tốt?

1 ngày 3 giờ trước

Trứng cút 'quen mà lạ': Bài thuốc bổ não và trị sinh lý yếu

1 ngày 8 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình