Phụ Nữ Sức Khỏe

Bà bầu bị chảy máu cam - Khi nào nên lo lắng?

Mang thai là một hành trình tuyệt vời của người phụ nữ. Tuy nhiên thai kỳ cũng mang lại không ít lo lắng cho mẹ về các vấn đề sức khỏe. Một trong số đó chính là tình trạng bà bầu bị chảy máu cam.

Cơ thể phụ nữ trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai. Trong giai đoạn này, hệ thống tuần hoàn của cơ thể phát triển mạnh để cung cấp cho em bé. 

Từ đó, tuần hoàn máu tăng và các mạch máu mũi cũng dãn nở. Những mạch máu này khá mỏng manh và việc cung cấp máu tăng trở thành nguyên nhân chính gây chảy máu mũi hay còn gọi là bà bầu bị chảy máu cam.

Bà bầu bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Bà bầu bị chảy máu cam có sao không, có phổ biến không?

Trong số các vấn đề mà phụ nữ phải đối mặt khi mang thai, chảy máu cam là hiện tượng khá phổ biến. 

Gần 20% bà bầu bị chảy máu cam trong khi tỉ lệ này chỉ chiếm 6% đối với phụ nữ không mang thai. 

Đa số các trường hợp bà bầu bị chảy máu cam tự nhiên, không phải là triệu chứng báo động và có thể là vô hại. Miễn là mẹ bầu không mất quá nhiều máu.

Phần lớn bà bầu bị chảy máu cam là vô hại - Ảnh minh họa: Internet

Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam

Các mạch máu mỏng manh trong mũi của mẹ chịu áp lực rất lớn do nguồn cung cấp máu tăng lên trong thai kỳ. Trên thực tế, lượng máu tăng lên tới 50%, do đó các mao mạch nhỏ trong mũi nở rộng. Vì thế, chúng dễ dàng vỡ mạch và gây chảy máu cam.

Các vấn đề y tế khác như tăng huyết áp, rối loạn đông máu hoặc chấn thương có thể trở thành một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam.

Mẹ có thể bị chảy máu cam khi mang thai do bị cảm lạnh, dị ứng, nhiễm trùng xoang hoặc ngay cả khi màng mũi bị khô. Điều này dễ xảy ra hơn khi mẹ sống ở vùng khí hậu lạnh hoặc nếu nhà/cơ quan của mẹ thường xuyên bật máy lạnh.

Hít phải các sản phẩm khử mùi (các tác nhân hóa học) có thể gây kích ứng màng mũi. 

Sử dụng thuốc Aspirin và thuốc chống đông máu có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng một thuốc thay thế hoặc thay đổi liều lượng.

Dị ứng với các tác nhân trong không khí (khói, bụi, phấn hoa…) có thể dẫn đến chảy máu cam.

Làm gì để cầm máu khi bà bầu bị chảy máu cam?

Mẹ nên ngồi xuống ngay khi bắt đầu chảy máu. Tuy nhiên, mẹ nên đảm bảo rằng đầu luôn cao hơn trái tim, do đó không nên nằm xuống hoặc uốn cong người (ngả người) về phía sau vì máu có thể chảy vào miệng của mẹ.

Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp kẹp chặt phần mềm của mũi, ngay phía trên lỗ mũi đang chảy máu trong khoảng 10 phút.

Mẹ hãy cúi về phía trước một góc khoảng 45 độ và thở bằng miệng trong thời gian này. Hãy đảm bảo giữ lỗ mũi trong ít nhất 7 - 8 phút không thả ra, dù thả để kiểm tra xem còn chảy máu hay không cũng không nên.

Tư thế này sẽ giúp máu chảy ra mũi, ngăn máu chảy ngược vào cổ họng khiến mẹ buồn nôn, giữ yên một thời gian để máu từ từ đông lại.

Cầm máu ngay khi bà bầu bị chảy máu cam - Ảnh minh họa: Internet

Nếu mẹ bầu cảm thấy choáng váng muốn ngất xỉu, hãy ngồi dựa nghiêng một chút nhưng không được nằm ngửa. Trong khi chờ đợi đông máu, nếu được mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn sạch bọc vài viên nước đá chườm nhẹ nhàng lên mũi để quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.

Theo dõi thời gian dành bà bầu bị chảy máu cam từ lúc bắt đầu đến khi máu ngừng chảy, thời gian này không được quá 20 phút. Khi máu chảy liên tục hơn 20 phút không cầm, mẹ bầu không thể thở được, máu chảy ra phía sau khoang mũi và trào ra miệng, mẹ bầu nuốt máu dẫn đến nôn mửa nặng hoặc tăng huyết áp, lúc này bà bầu cần phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Ngăn ngừa bà bầu bị chảy máu cam trở lại, trong 24 giờ tới, mẹ hãy cố gắng không nằm đầu thấp, không xì mũi quá mạnh, không tập thể dục nặng hoặc hoạt động mạnh.

Ngăn ngừa bà bầu bị chảy máu cam bằng cách nào?

Mẹ bầu không nên xì mũi quá mạnh mà nên xì mũi thật nhẹ nhàng để tránh chảy máu mũi. Ngoài ra, mẹ chỉ nên xì mũi khi cần thiết hoặc khi quá khó chịu.

Hạn chế xì mũi quá thường xuyên hoặc quá mạnh trong suốt thai kỳ - Ảnh minh họa: Internet

Giữ cho màng nhầy niêm mạc mũi luôn ẩm ướt chính là chìa khóa để tránh chảy máu cam. Trong mùa đông hoặc những khi độ ẩm không khí quá thấp, mẹ bầu hãy sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ.

Bà bầu có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ - Ảnh minh họa: Internet

Khói thuốc lá có thể bắt đầu những cơn hắt hơi liên tục ở mẹ bầu, do đó hãy tránh xa những nơi có khói thuốc lá.

Nếu bác sĩ đề nghị dùng thuốc thông mũi hoặc thuốc xịt mũi, mẹ nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn được đưa ra. Vì nếu sử dụng quá mức có thể dẫn đến một số tác động tiêu cực cho mẹ và bé. Thuốc xịt thường làm khô đường mũi của mẹ, điều này làm tăng kích ứng hơn nữa và dễ khiến mẹ bị chảy máu cam.

Khi mẹ bầu hắt hơi, hãy cố gắng há miệng để phân chia áp lực hơi đẩy qua miệng, giảm bớt áp lực ở mũi.

Khi nào nên lo lắng về việc bà bầu bị chảy máu cam?

Mặc dù chảy máu cam trong thai kỳ là khá phổ biến, tuy nhiên không có gì là tuyệt đối, chảy máu cam vẫn có thể liên quan đến một số vấn đề sức khỏe nhất định. Mẹ bầu nên lo lắng và cẩn thận hơn nếu chảy máu cam có kèm theo bất kỳ triệu chứng được đề cập dưới đây:

Chảy máu cam kèm theo khó thở hoặc đau ngực dai dẳng, cơn đau ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Mẹ thường bị xây xẩm, thấy tối mắt thoáng qua, ngứa ran hoặc bất kỳ bộ phần nào của cơ thể bị tê rần… đây có thể là dấu hiệu của đột quỵ.

Mẹ bị mất ý thức trong quá trình chảy máu cam.

Chảy máu cam do chấn thương gây ra.

Khi nào bà bầu bị chảy máu cam phải đi bác sĩ?

Chảy máu cam là vấn đề phổ biến trong thai kỳ, nhưng mẹ chắc chắn không muốn mạo hiểm nếu tần suất chảy máu liên tục một cách bất thường. Tốt nhất, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra nhanh trong những trường hợp sau đây:

- Chảy máu khá nhiều.

- Chảy máu không ngừng ngay cả sau 20 - 30 phút giữ chặt mũi.

- Chảy máu kèm theo hơi thở nặng nề và dẫn đến khó thở.

- Trong các trường hợp chấn thương đầu dẫn đến bị chảy máu mũi. Hãy đến bác sĩ ngay lập tức cả khi chảy máu cam rất nhẹ.

- Mẹ bầu cảm thấy mất phương hướng, người lâng lâng hoặc mệt mỏi nhiều.

- Chảy máu cam kèm theo đau ngực.

- Da dẻ trở nên nhợt nhạt do chảy máu.

- Mẹ bị huyết áp cao có chảy máu cam nên thông báo với bác sĩ vì lưu lượng máu có thể tăng.

Tuy nhiên, bà bầu bị chảy máu cam không nên quá lo lắng. Các trường hợp nêu trên là rất hiếm.

Khi mẹ bầu bị chảy máu cam trước hết nên bình tĩnh cầm máu và cảm nhận cơ thể mình, đừng để nỗi lo lấn át đi những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt thai kỳ của mẹ.

Nguồn: https://parenting.firstcry.com/articles/nosebleeds-during-pregnancy/

Thảo Đỗ (Theo Parenting FirstCry)

Tin liên quan

Những lưu ý khi chăm sóc vùng kín cho bà bầu

Trong thai kỳ, vùng kín của chị em có rất nhiều thay đổi, nếu không vệ sinh đúng cách sẽ...

Bà bầu uống nước dừa đúng cách rất có lợi cho cả mẹ và bé

Nước dừa là loại thức uống tự nhiên, thanh mát và là món khoái khẩu của nhiều người. Bên cạnh...

Bà bầu ăn bông cải xanh có tốt không?

Khi nhắc đến một loại rau xanh tốt cho sức khỏe thì không thể thiếu bông cải xanh. Vậy bà...

Những thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Chế độ ăn khi mang thai luôn là chủ đề mà các bà bầu quan tâm. Vậy những thực phẩm...

Những loại rau tốt cho bà bầu và cách thêm rau vào chế độ ăn

Điều đầu tiên mà một bà mẹ có kết quả thử thai 2 vạch cần làm chính là thay đổi...

Bà bầu bị cảm lạnh nên lưu ý gì khi sử dụng thuốc?

Khả năng bà bầu bị cảm lạnh là rất cao vì hệ thống miễn dịch chịu ảnh hưởng của thai...

Bà bầu ăn vú sữa có tốt không?

Vú sữa là món trái cây khoái khẩu của nhiều chị em. Nhưng khi có thai, chị em luôn cẩn...

Tin mới nhất

Đau buồn vì chồng gặp tai nạn qua đời, không ngờ người phụ nữ dắt thêm đứa con nói những...

13 giờ trước

Nghi ngờ chồng có quỹ đen, tôi lén lút trữ của cải cho bản thân mình, nào ngờ ngày đọc...

13 giờ trước

Lâm bệnh nặng, chồng xin vợ cho gặp nhân tình lần cuối, nào ngờ phản ứng của ả bồ khiến...

13 giờ trước

Gọi cả gia đình đi bắt gian, đến tới nơi mở cửa ra, tôi và bố đứng hình trước cảnh...

13 giờ trước

Đêm tân hôn chồng bất ngờ làm điều này, vợ giật mình sửng sốt đôi mắt chưa bao giờ không...

17 giờ trước

Bị chồng ép ly hôn sau 7 năm chung sống, 1 năm sau gặp lại, vợ bàng hoàng khi biết...

17 giờ trước

Cha gần đất xa trời, đột nhiên người phụ nữ lạ đến gặp nói một điều khiến cả nhà tôi...

17 giờ trước

Ngày lên xe hoa, con trai riêng kiên quyết đòi chạy theo, nào ngờ chồng mới cưới quyết định một...

17 giờ trước

Chạm mặt chồng và nhân tình trong khách sạn, tôi vỡ lẽ câu chuyện giấu kỹ 10 năm nay

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình