Nội dung bài viết
Bà bầu nên ăn trứng gà vào tháng thứ mấy hay bà bầu ăn nhiều trứng gà có tốt không là những câu hỏi thường gặp ở phụ nữ lần đầu mang thai. Bởi lẽ, không chỉ riêng trứng gà, mà bất kỳ một thực phẩm nào cũng có những mặt tích cực và tiêu cực. Vì thế, để biết bà bầu ăn trứng gà đúng cách là như thế nào thì cũng theo dõi bài viết.
Bà bầu ăn nhiều trứng gà có tốt không?
Hầu như trong mỗi tế bào của thai nhi đều được tạo thành bởi các protein, mà trứng gà lại rất giàu thành phần dinh dưỡng này, do đó đây được xem là thực phẩm vàng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt, trong trứng còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: kẽm, axit folic, sắt, canxi, vitamin A, D, B2, B6,... rất cần thiết cho cơ thể mẹ.
Bên cạnh đó, bà bầu ăn trứng gà đúng cách còn giúp tăng cường phát triển não bộ, ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh cho thai nhi nhờ vào axit béo Omega 3 và choline tự nhiên trong trứng.
Ngoài ra, trong trứng gà còn giàu nguyên tố vi lượng như kali, natri, magie, sắt,... rất tốt cho người bị thiếu máu. Đồng thời các thành phần khoáng chất này còn có tác dụng giúp phân giải các chất gây ung thư hữu hiệu.
Bà bầu ăn trứng gà đúng cách
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong một quả trứng gà thường cung cấp đến 13 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời chúng còn có tác dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol. Trường hợp máu của mẹ đang bình thường thì việc dùng từ 1 đến 2 quả trứng gà hàng ngày sẽ giúp cơ thể cân bằng nồng độ chất béo bão hòa. Vậy bà bầu ăn trứng gà đúng cách là như thế nào?
Nên ăn trứng gà vào buổi sáng: Có thể nói buổi sáng là thời điểm ăn trứng gà tốt nhất. Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng sẽ giúp cơ thể hấp thu nhanh, tạo năng lượng dồi dào trong một ngày làm việc hiệu quả. Lưu ý, hạn chế ăn vào buổi tối để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Không nên ăn trứng gà sống: Trong lòng đỏ trứng thường chứa vi khuẩn salmonella, do đó khi ăn trứng gà sống hoặc lòng đào rất có thể dẫn đến ngộ độc. Đặc biệt, loại vi khuẩn này còn có hại cho mẹ bầu, chúng có thể dẫn đến tình trạng sinh non do co bóp tử cung hoặc mất nước do tiêu chảy.
Với mẹ bầu, nếu chọn trứng trong bữa ăn thì việc luộc kỹ hoặc rán chín là vô cùng cần thiết. Hạn chế ăn ở các hàng quán để tránh trường hợp trứng cũ, luộc đi luộc lại nhiều lần.
Không nên ăn quá nhiều: Trong trứng gà thường chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, vì thế mà tùy thuộc vào thể trạng của từng người sẽ có số lượng cũng như cách dùng khác nhau. Vậy bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng gà là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần bà bầu chỉ nên ăn từ 3 đến 4 quả trứng. Tuy nhiên với những bà bầu có tiền sử mắc bệnh tim hoặc tăng cân quá nhanh thì chỉ nên ăn 1 trứng.
Ngoài ra, trứng gà còn là thực phẩm giàu cholesterol, nên không thực sự phù hợp với bà bầu có hàm lượng cholesterol trong máu cao. Nếu vẫn muốn bổ sung thực phẩm này cho thai nhi thì mẹ bầu chỉ nên ăn lòng trắng trứng, hạn chế ăn lòng đỏ.
Không ăn trứng gà đã để lâu ngày: Tương tự như nhiều thực phẩm tươi sống khác, trứng gà để quá lâu sẽ làm mất đi những dưỡng chất ban đầu, thay vào đó là sự sinh sôi phát triển của nhiều vi khuẩn gây hại. Vì thế bà bầu không nên sử dụng những quả trứng đã để lâu ngày. Đặc biệt, tránh ăn trứng gà đã chế biến qua đêm.
Không uống nước trà khi ăn trứng gà: Nước trà thường có nhiều axit tannic vì thế khi kết hợp chúng với loại thực phẩm chứa nhiều protein như trứng rất dễ xảy ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu.
Một số món ngon từ trứng dành cho bà bầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu ăn trứng gà luộc là tốt nhất. Phương pháp chế biến này giúp trứng giữ được gần như nguyên vẹn các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn thường xuyên bà bầu sẽ cảm thấy ngấy. Do đó, bạn có thể thay đổi bằng cách chiên, xào hoặc hấp.
Trứng gà sốt nấm: Cách làm món trứng này tương đối đơn giản, chỉ cần bạn chuẩn bị đầy đủ một số nguyên liệu như: trứng gà, nấm rơm, hành tím và ít gia vị nêm nếm là có thể thực hiện. Vị trứng mềm mịn hòa quyện với nấm rơm giòn ngọt sẽ giúp mẹ ngon miệng hơn.
Trứng xào lá hẹ: Đây là món ăn rất bổ dưỡng dành cho bà bầu. Trứng giàu đạm kết hợp với hẹ giàu chất xơ sẽ rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ. Bên cạnh đó bạn có thể làm món trứng chiên với khổ qua hoặc cà chua cũng rất ngon.
Cách bảo quản trứng gà
Trên bề mặt trứng gà thường có nhiều lỗ nhỏ li ti mà mắt thường khó nhìn thấy. Những lỗ nhỏ này giúp hơi nước bên trong có thể bốc ra ngoài và ngược lại không khí bên ngoài cũng sẽ lọt vào. Do đó trứng để lâu thường bị thối, đặc biệt là khi thời tiết nắng nóng. Để giữ trứng được lâu, bạn có thể tham khảo những mẹo bảo quản dưới đây.
Đặt trứng trong vò hoặc bình nước vôi
Đặt những trứng mới, còn lành lặn vào vò hoặc bình khô ráo. Sau đó cho nước vôi có nồng độ từ 2 đến 3% vào bình. Lưu ý phần nước vôi phải cao hơn trứng khoảng 20 cm. Với cách này bạn có thể bảo quản trứng từ 3 đến 4 tháng.
Tuy nhiên điểm hạn chế của cách bảo quản trứng này thường phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Nếu mùa hè nắng nóng, nên đặt bình đựng trứng ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Còn mùa mưa lạnh thì nên đặt ở nhiệt độ vừa phải, không quá ẩm ướt.
Bảo quản trứng trong tủ lạnh
Bảo quản trứng trong tủ lạnh là cách làm đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Trứng mua về nên dùng khăn ướt lau qua cho sạch rồi mới đặt vào tủ lạnh. Lưu ý nên dựng đứng quả trứng, phần đầu to hướng lên trên, như vậy bạn có thể bảo quản chúng trong thời gian tương đối lâu.
Bảo quản trứng trong trấu khô hoặc mùn cưa
Đây là cách bảo quản trứng được nhiều nông dân sử dụng. Trước hết, rải một lớp trấu khô vào đáy thùng. Lưu ý, thùng đựng trứng phải sạch và khô ráo. Sau đó cho một lớp trứng vào thùng. Cứ một lớp trấu bạn lại đặt lên một lớp trứng, làm đến khi hết số trứng đã chuẩn bị.
Cuối cùng, dùng bìa cứng bọc kín thùng và đặt nơi thoáng mát. Cách này cũng giúp trứng bảo quản được vài tháng. Nếu không có trấu bạn có thể thay thế bằng tro bếp hoặc mùn cưa gỗ. Thời gian bảo quản nên thỉnh thoảng kiểm tra trứng vài lần để tránh trường hợp trứng bị vỡ.
Bà bầu ăn trứng gà đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên với những người có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch hoặc tăng cân nhanh trong quá trình mang thai thì nên hạn chế sử dụng loại thực phẩm này.