Nội dung bài viết:
Baking soda còn được gọi là “thuốc muối”, trong thành phần của baking soda có chứa natri bicachonat (NaHCO3) có màu trắng, dễ hòa tan trong nước và có tính hút ẩm rất tốt. Khi gặp ở nhiệt độ hoặc trong môi trường axit nhẹ sẽ giải phóng khí CO2 gây hiện tượng sủi bọt. Chính nguyên lý hoạt động này mà baking soda được dùng để thử xem bạn có thai hay không.
Thử thai bằng baking soda có chuẩn không?
Phương pháp thử thai bằng baking soda đã được nhiều người sử dụng trên thế giới, có thể đem đến kết quả đúng trong 70% trường hợp. Thử thai bằng baking soda không được chứng minh khoa học vì kết quả có thể thay đổi do nồng độ axit của nước tiểu có thể thay đổi do các yếu tố như thức ăn, lượng nước…
Nhìn chung, đây là cách thử thai ở nhà đơn giản, tiện lợi, chi phí thấp và thuận tiện. Chị em vẫn nên đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm nước tiểu hoặc thử máu để có kết quả chính xác hơn.
Cách thử thai bằng baking soda ở nhà
Chuẩn bị:
- Một hoặc hai thìa baking soda
- Chút ít nước tiểu được lấy ngay trước khi thử nghiệm
- Một hộp chứa nước tiểu, một hộp chứa baking soda (nên sử dụng loại ly sử dụng một lần)
Cách làm:
- Lấy mẫu nước tiểu cho vào cốc đựng, lấy một cốc khác cho 1 – 2 muỗng soda.
- Đổ cốc baking soda và cốc nước tiểu rồi chờ đợi đọc kết quả
Kết quả:
Nếu như baking soda trộn với nước tiểu bắt đầu sủi bọt như một loại thức uống có ga thì chúc mừng bạn, bạn đã có thai. Nếu điều này không xảy ra, thử baking soda không sủi bọt, lắng xuống đáy hộp thì đây là kết quả âm tính, bạn không có thai.
Để có thể đạt được kết quả chính xác nhất, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Bạn nên thực hiện phương pháp này vào buổi sáng vì lúc này nước tiểu có độ pH thấp, làm kết quả xét nghiệm tin cậy hơn.
- Nên sử dụng baking soda loại mới được sản xuất, lượng nước tiểu và lượng baking soda tương đương nhau để cho phản ứng chính xác.
- Thai bao nhiêu tuần thì có thể thử baking soda? Bạn có thể thử baking soda để biết mình có thai hay không ngay từ ba tháng đầu. Tuy nhiên, nồng độ HCG thường đạt điểm cao sau tuần thứ 10 của thai kỳ và tốt hơn là nên thử xét nghiệm này sau đó.
Bên cạnh việc sử dụng baking soda để thử thai, còn có rất nhiều cách thử khác không cần phải dùng đến que thử thai mà vẫn giúp chị em biết được mình có thai hay không.
Giấm trắng: Trộn 1 muỗng giấm trắng với nước tiểu, đợi 2 - 3 phút nếu màu sắc thay đổi thì có nghĩa là bạn đã có thai. Nếu không đổi màu thì bạn chưa có bầu.
Bột giặt, nước tẩy rửa, xà phòng: Cũng giống như baking soda, nếu thấy hỗn hợp sủi nhiều bọt khí thì bạn đã có thai, còn ngược lại nếu sủi bọt khí ít thì bạn không có thai.
Mẹo dùng baking soda để dự đoán giới tính thai nhi
Sau khi phát hiện mình có thai, ngoài cảm giác hạnh phúc và vui mừng thì chị em cũng rất bồn chồn, tò mò về giới tính thai nhi trong bụng, không biết là bé yêu của mình là trai hay gái?
Thông thường thì bắt đầu từ tuần thứ 16 khi các mẹ đi siêu âm đã có thể đoán được giới tính thai nhi và chính xác nhất là vào tuần thứ 20. Tuy nhiên, hình thức siêu âm xác định giới tính thai nhi ở nước ta không được phép, cơ sở y tế nào thực hiện công bố giới tính thai nhi sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Vì vậy bạn có thể dùng mẹo thử thai bằng baking soda để phân biệt mang thai là bé trai hay bé gái bằng cách: Lấy 1 – 2 muỗng baking soda cho vào cốc, sau đó đổ nước tiểu để đợi phản ứng. Nếu thấy phản ứng mạnh, sủi bọt như nước có ga rất có thể bạn sẽ chào đón một bé trai. Nếu không có phản ứng, tỷ lệ giới tính thai nhi là con gái rất cao.
Mặc dù không thể đảm bảo kết quả chính xác 100% cách kiểm tra giới tính bằng baking soda nhưng đây sẽ là thử nghiệm thú vị để các mẹ có thể thử nghiệm tại nhà.
Dấu hiệu nhận biết mang thai từ những tuần đầu tiên
Ngoài cách thử thai bằng baking soda, các chị em cũng có thể nhận biết mình có thai hay không bằng những dấu hiệu thay đổi cơ thể như sau:
Đau ngực
Đây là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ chỉ sau khoảng một tuần sau khi thụ thai. Bạn có thể có cảm giác như kim châm hoặc ngứa ran ở ngực, đặc biệt là xung quanh núm vú. Hiện tượng này xảy ra do hormon thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến bộ ngực.
Ốm nghén
Đa số các phụ nữ mang thai đều trải qua cảm giác ốm nghén, hiện tượng này xuất hiện khá sớm ở tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ. Cảm giác buồn nôn có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, kể cả khi bạn chưa ăn uống gì, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn với mùi thức ăn.
Ra máu và thay đổi dịch âm đạo
Hiện tượng ra máu có thể được xem là một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất nhưng cũng lại là dấu hiệu dễ bị “ngó lơ” nhất. Nguyên nhân là do nhiều người nhầm tưởng kỳ kinh của mình đột nhiên tới sớm, tuy nhiên nó là dấu hiệu báo hiệu bạn đã có thai.
Chị em chỉ nhận thấy mình xuất hiện vào vệt máu nhỏ, có màu nhạt hơn bình thường hoặc nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1- 2 ngày.
Một số phụ nữ cũng nhận thấy rằng dịch âm đạo của mình thay đổi. Chất dịch trắng và đục như màu sữa này cũng sẽ xuất hiện thường xuyên trong thai kỳ của bạn và hoàn toàn vô hại.
Trễ kinh
Đã bao lâu rồi bạn chưa thấy xuất hiện kinh nguyệt? Trễ kinh là dấu hiệu có thai sớm nhất mà bạn có thể nhận thấy sau 1 tháng quan hệ. Nếu sau 2 tuần trễ kinh, bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra mình có “dính bầu” hay không.
Mệt mỏi, đau đầu
Đây là triệu chứng phổ biến khi mang thai và thường đi kèm với ốm nghén. Đó là do cơ thể bạn gần như bị vắt kiệt sức do phải làm việc liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tim đập nhanh hơn để cung cấp oxy cho buồng trứng, hệ tuần hoàn phải làm việc gấp đôi để tăng lưu lượng máu cung cấp cho tử cung để nuôi phôi thai lớn lên.
Thường xuyên đi tiểu
Loại trừ những nguyên nhân sức khoẻ thì việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là dấu hiệu bạn đang có thai rồi. Nguyên nhân là do sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Phương pháp thử thai bằng baking soda chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy để cho kết quả chính xác nhất mẹ vẫn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám.
Sau khi biết được mình đã có thai, chị em đừng quên tìm hiểu các chế độ dinh dưỡng cần cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khoẻ của mẹ, giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
* Thông tin mang tính tham khảo