Nội dung bài viết:
Dinh dưỡng trong bắp ngô
Việc bà bầu ăn ngô có tốt không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thành phần các chất dinh dưỡng có bên trong loại thực phẩm quen thuộc này.
Trong một bắp ngô, có 2g chất béo, 41g carbohydrate, 5g chất xơ và 5g protein. Nước chiếm 114g trong tổng trọng lượng. Các chất béo trong ngô có xu hướng là chất béo không bão hòa đa và không bão hòa đơn, bao gồm 29.5 mg axit béo omega – 3 và 961 mg axit béo omega – 6.
Ngô có lượng acid folic cao, một chén ngô (hạt) chứa 75.4 mcg hay 19% lượng khuyến cáo tiêu dùng hàng ngày. Thiamin cũng có lượng lớn trong ngô, cung cấp đến 24% theo mức hàng ngày.
Một chén ngô (hạt) cung cấp hơn 10% giá trị dinh dưỡng trong ngày bao gồm vitamin C, pantothenic acid, niacin, magie, kali, mangan và phốt pho. Các chất dinh dưỡng khác có trong ngô với số lượng ít hơn bao gồm vitamin A, E, B6, K, riboflavin, canxi, kẽm, sắt, đồng, selenium và choline.
Công dụng của ngô với mẹ bầu
Bà bầu ăn ngô rang hay bà bầu ăn ngô luộc có tốt không? Câu trả lời là dù chế biến theo cách nào thì ngô cũng mang lại một số lợi ích cho bà bầu như sau:
Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi
Lâu nay bác sĩ thường khuyên phụ nữ mang thai tăng cường bổ sung chất folate nếu cơ thể bị thiếu. Acid folic hay còn gọi là folate chính là chất giúp ngăn chặn nguy cơ sảy thai và thai nhi bị khuyết tật.
Trong khi đó, bắp ngô lại rất giàu folate. Nếu mẹ thường xuyên ăn ngô sẽ không cần phải bổ sung các viên thuốc bổ folate, nó sẽ giúp cơ thể thai nhi tổng hợp tế bào mới và khỏe mạnh, phát triển toàn diện.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Trong hạt ngô có chứa rất nhiều chất beta-cryptoxanthin, một loại carotenoid có tác dụng chống oxy hóa, giúp ngăn ung thư phổi hiệu quả. Đây là một lợi ích trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn ngô có tốt không.
Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm ở 63.000 người trưởng thành tại Trung Quốc cho thấy, những người có chế độ ăn nhiều beta-cryptoxanthin giảm được 27% nguy cơ ung thư phổi.
Một nghiên cứu khác, ở 35.000 người tham gia cho biết, những người ăn thực phẩm nguyên hạt như ngô giảm được đáng kể nguy cơ ung thư vú. Lý do là trong bắp ngô có chứa hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị ung thư.
Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón
Nhiều bà bầu ăn ngô buổi sáng, cùng một quả trứng và cốc sữa là đủ no bụng mà vẫn sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì một trong những lợi ích của ăn ngô là giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Trong bắp ngô rất giàu chất xơ không hòa tan – một chất tự nhiên giúp nhuận tràng hiệu quả.
Chất xơ này cũng hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi cho ruột già và đổi lại vi khuẩn giúp biến chất xơ thành chuỗi axit béo ngắn (SCFA). SCFA có thể cung cấp năng lượng cho các tế bào ruột, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề ở ruột, bao gồm cả ung thư ruột kết. Ngoài ra, căn bệnh táo bón rất phổ biến khi mang thai nên mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này.
Có lợi cho bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, thường xuyên ăn bắp ngô sẽ giảm được nguy cơ tiểu đường tuýp 2. Trong một cuộc thử nghiệm ở 40.000 người cho thấy, những phụ nữ thường xuyên ăn ngô giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 hơn 30% so với những người không ăn hoặc ít khi ăn.
Chỉ số đường huyết của ngô thấp giúp giảm lượng đường huyết trong máu. Chất xơ cũng giúp làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn thành đường, từ đó giúp hạ thấp nồng độ đường trong máu.
Tuy nhiên, để đảm bảo lượng tinh bột và đường glucose trong ngô không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết, mẹ bầu nên ăn các loại bắp ngô được hấp, không qua chế biến cùng gia vị. Cách làm này sẽ đảm bảo chỉ số đường huyết của ngô thấp, giúp giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Thúc đẩy tế bào não phát triển
Một tác dụng tuyệt vời của bắp ngô chính là khả năng bổ sung thiamine cho bà bầu – một chất rất cần cho tế bào não và hệ thần kinh trung ương ở thai nhi. Khi mẹ bầu ăn ngô, các chất thiamine sẽ đi vào cơ thể, từ đó giúp sản xuất acetylcholine (một chất dẫn truyền thần kinh) để phát triển khả năng ghi nhớ và nhận thức của thai nhi.
Vì thế bà bầu ăn ngô có tốt không thì câu trả lời là "có". Ngô được xem như một loại thực phẩm giúp thai nhi thông minh được các mẹ bầu tại Nhật ưa chuộng bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Tốt cho mắt
Bắp ngô cũng giàu beta-carotenoid và folate, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng liên quan đến tuổi tác. Các nhà khoa học phát hiện thấy, beta-carotenoid trong bắp khi đi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A với tỷ lệ cao hơn so với những loại rau củ khác.
Mà chúng ta biết rằng, Vitamin A rất cần thiết cho “cửa sổ tâm hồn” vì nó giúp sáng mắt. Vitamin A cũng rất tốt cho đôi mắt của thai nhi trong bụng mẹ nữa.
Giúp da sáng đẹp
Mặc dù ít người biết đến nhưng trong ngô có chứa một lượng tinh dầu, vitamin E có khả năng làm đẹp cho làn da cho phụ nữ. Trong thai kỳ của mình, cách đơn giản nhất để kích thích các tế bào mới sản sinh là mẹ bầu có thể ăn ngô thường xuyên để giúp da sáng đẹp hơn. Đặc biệt, các chất dinh dưỡng trong ngô sẽ hạn chế tối đa các triệu chứng nổi mụn, nám da, đen sạm ở các vùng cơ thể bà bầu.
Lâu nay nhiều hãng dược phẩm trên thế giới đã dùng ngô để chiết xuất nhiều thành phần dinh dưỡng để chế tạo dược mỹ phẩm. Tuy nhiên, cách đơn giản là bạn có thể ăn bắp thường xuyên sẽ giúp da sáng đẹp hơn.
Bảo vệ tim mạch
Bắp ngô là thực phẩm có chứa nhiều cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Các chất xơ hòa tan liên kết với cholesterol trong mật, được bài tiết từ gan, sau đó lan truyền đi khắp nơi trong cơ thể để hấp thụ tiếp cholesterol có hại.
Ngoài ra, lượng vitamin B trong bắp cũng giúp làm giảm homocysteine. Chúng ta biết rằng, nếu homocysteine tăng cao có thể phá hủy các mao mạch, từ đó mà dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ăn một bắp ngô cũng có thể cung cấp được 19% lượng vitamin B mỗi ngày.
Tăng cường hệ miễn dịch
Ngô giàu beta carotene – một chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A để cung cấp cho cơ thể. Vitamin A này giúp bảo vệ màng thai và da thai nhi, ngoài ra còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho thai nhi và người mẹ.
Ngăn ngừa thiếu máu
Thiếu máu khi mang thai có thể phát sinh nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người mẹ, vì thế việc phòng tránh thiếu máu từ sớm sẽ đảm bảo thai nhi có thể phát triển thuận lợi nhất.
Trong đó, vitamin B12 chiếm phần lớn chất dinh dưỡng trong ngô, thế nên ăn ngô sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ, giúp cơ thể hình thành các tế bào máu mới.
Giảm cân sau sinh
Mẹ cũng có thể áp dụng ngô vào thực đơn giảm cân sau sinh để lấy lại vóc dáng thon gọn hấp dẫn như trước. Ngoài ra mẹ có thể thay thế ngô bằng rất nhiều các loại trái cây, thực phẩm khác như táo, lê, cà chua... trong những thực đơn giảm cân của mình.
Các cách thêm ngô vào chế độ ăn
Ngô là một trong những loại thực phẩm tốt nhất mà bạn có thể thêm vào các bữa ăn nhẹ:
Ngô là một trong những thực phẩm mà bạn có thể bổ sung vào món salad, súp, bánh mì nướng và bánh mì kẹp.
Ngoài ra, bạn có thể thêm vào pizza, mì ống và các món ăn khác để làm tăng hương vị món ăn.
Bà bầu có được ăn ngô nướng không? Thì đây là cách chế biến mà bạn có thể thử.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể luộc ngô và thêm gia vị theo ý thích.
Bà bầu ăn nhiều ngô có tốt không?
Ngô chứa nhiều axit béo, nếu bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, hãy hạn chế ăn ngô.
Ăn ngô có thể gây khó tiêu, do đó bạn chỉ nên ăn với số lượng vừa phải.
Đôi khi bạn có thể thèm ăn bột ngô trong thai kỳ. Nguyên nhân có thể là do hội chứng Pica, tình trạng mà bạn sẽ muốn ăn các món không phải thực phẩm như đất sét, phấn, bụi bẩn… Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy nên đi khám bác sĩ.
Cách chế biến ngô đúng
Ngô luộc là món ăn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng của ngô nhiều nhất. Nấu hoặc chế biến ngô thành các món ăn có muối sẽ làm gia tăng hàm lượng natri, biến một thực phẩm tốt cho sức khỏe thành thảm họa với chế độ ăn giàu natri.
Sản phẩm ngô tinh chế như ngũ cốc, bánh mì hay sirô ngô lấy đi nhiều giá trị dinh dưỡng trong ngô tự nhiên và thực sự gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt khi ngô chế biến thành các thực phẩm trên, nguồn phytochemical có lợi bị mất đi, bao gồm cả chất chống oxy hóa và hàm lượng chất xơ nguyên bản ban đầu.
Có thể thấy, qua bài viết trên thì băn khoăn bà bầu ăn ngô có tốt không phần nào đã được giải đáp với rất nhiều lợi ích mà ngô mang lại cho thai kỳ. Tuy nhiên, bà bầu cần lưu ý một số điểm trọng yếu trong chế biến để đem lại hiệu quả cao nhất có thể.