Thành phần dinh dưỡng của đậu phộng
Chất béo
Đậu phộng có nhiều chất béo. Thực tế, chúng được phân vào nhóm các hạt dầu. Một tỷ lệ lớn đậu được thu hoạch trên thế giới thường dùng để làm dầu phộng. Chất béo chiếm từ 44 – 56% và chủ yếu là chất béo không bão hòa đơn và đa, hình thành nên axit oleic và acid linoleic.
Chất đạm
Đậu phộng có thể cung cấp khoảng 22 – 30% calorie. Vì thế, thực phẩm này là nguồn thực vật giàu đạm cho cơ thể. Tuy nhiên, đa phần lượng đạm của đậu phộng là arachin và conarachin lại dễ gây dị ứng với trẻ nhỏ, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Lượng carbohydrate
Đậu phộng có lượng carbohydrate thấp, thực tế chỉ chiếm khoảng 13 – 16% tổng khối lượng. Với tính chất giàu đạm, ít đường, giàu chất béo và chất xơ, đậu phộng có chỉ số đường thấp (dùng để đo thời gian lượng đường vào máu sau khi ăn) nên khá thích hợp cho những người bị đái tháo đường.
Vitamin và khoáng chất
Đậu phộng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, gồm:
Biotin: Một chất quan trọng trong quá trình mang thai.
Đồng: Chế độ ăn thiếu đồng có thể ảnh hưởng xấu đến trái tim của bạn.
Niacin: Hay còn gọi là vitamin B3, có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tim mạch.
Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hay axit folic, có vai trò thiết yếu với cơ thể, nhất là với các mẹ bầu.
Mangan: Một nguyên tố được tìm thấy trong nước uống và hầu hết mọi món ăn.
Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh, thường tìm thấy trong các món ăn nhiều chất béo.
Thiamin: Hay còn gọi là vitamin B1, thiamin giúp tế bào cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, cần thiết để duy trì chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.
Phốt pho: Đậu phộng là một nguồn cung cấp nhiều phốt pho, chất khoáng đóng vai trò quan trọng để các mô duy trì và phát triển.
Magiê: Chất khoáng cần thiết trong chế độ ăn, có nhiều chức năng quan trọng với cơ thể bạn và giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh về tim.
Để phát huy tốt hơn giá trị dinh dưỡng của đậu phộng, chúng ta có thể kết hợp đậu phộng với một số loại thực phẩm khác, có thể làm giảm huyết áp và ngăn ngừa cục máu đông.
1. Đậu phộng + đậu đen
Đậu đen thuộc dạng ngũ cốc thô, khi chúng ta nấu cháo bình thường sẽ thêm một chút đậu đen, tuy nhiên sau khi thêm đậu đen cũng có thể cho đậu phộng vào nấu cháo, ăn vào bữa sáng có rất nhiều chất dinh dưỡng. Đậu phộng kết hợp với đậu đen có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa huyết khối, tránh đột quỵ.
2. Đậu phộng + táo đỏ khô
Nhiều phụ nữ ăn táo đỏ khô như một món ăn vặt, nó thực sự có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ. Táo đỏ không chỉ có hương vị ngon, chủ yếu là vì nó có tác dụng cung cấp máu tốt, đồng thời còn có thể giúp điều hòa kinh nguyệt, thiếu máu ở phụ nữ. Hơn nữa nếu kết hợp đậu phộng với táo đỏ khô, càng có hiệu quả trong việc phòng ngừa, điều trị huyết khối và huyết áp cao.