Phụ Nữ Sức Khỏe

Đau mắt đỏ bùng phát, điều trị không đúng có thể gây biến chứng dẫn đến mất thị lực

Dịch đau mắt đỏ đang bùng phát tại nhiều địa phương. Theo các bác sĩ, bệnh tuy lành tính nhưng không được điều trị đúng có thể gây biến chứng nặng.

PGS.TS. Lê Xuân Cung, Trưởng khoa Giác mạc – Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện nay trên địa bàn TP. Hà Nội và một số tỉnh lân cận đang có dịch viêm kết mạc cấp. 

Mỗi ngày có khá đông bệnh nhân viêm kết mạc cấp đến khám và điều trị tại phòng khám của Bệnh viện Mắt Trung ương. Đặc biệt dịch năm nay diễn biến nặng với nhiều trường hợp xuất hiện giả mạc ở kết mạc mi.

"Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng một đến hai tuần. Tuy nhiên có những trường hợp có kèm theo viêm giác mạc bệnh có thể kéo dài hàng tháng đến hàng năm. 

Bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là một bệnh lành tính, nếu được khám và điều trị đúng bệnh sẽ khỏi trong vòng một đến hai tuần. (Biểu hiện đau mắt đỏ. Ảnh BSCC)

Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm giác mạc, viêm loét giác mạc và thường xảy ra ở người có sức khoẻ yếu, người già, trẻ nhỏ. Nếu bệnh nhân tự điều trị không đúng có thể gây biến chứng viêm loét giác mạc và bệnh nhân có thể bị mất thị lực vĩnh viễn", PGS Cung chia sẻ. 

Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ

Theo PGS Cung, bệnh đau mắt đỏ  là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc mắt. Nguyên nhân thường gặp nhất là do Adenovirus, bệnh thể lây lan thành dịch. 

Hàng năm, cứ vào dịp hè nắng nóng ở những nơi đông dân cư (thành phố, đô thị) lại xuất hiện những đợt dịch đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) do Adenovirus lại bùng phát. 

PGS Cung cho biết, bệnh đau mắt đỏ thường xuất hiện sau khi mắt tiếp xúc với nguồn bệnh vài ngày. 

Người bệnh sẽ thấy đỏ mắt, mi mắt sưng nề, cộm như có dị vật trong mắt, có thể chảy nước mắt, xuất tiết nước trong, dính làm cho người bệnh khó mở mắt nhất là buổi sáng ngủ dậy. 

Khi khám sẽ thấy mi và kết mạc cương tụ phù nề, giác mạc thường không bị tổn thương. Lúc đầu bệnh xuất hiện ở một mắt sau lan ra hai mắt. 

Một số trường hợp viêm nặng có thể có là giả mạc bao bọc mặt trong mi mắt làm mi sưng nề nhiều, đau nhức, khó mở mắt. 

Một số trường hợp viêm nặng có thể có là giả mạc bao bọc mặt trong mi mắt làm mi sưng nề nhiều, đau nhức, khó mở mắt, cần phải đi khám để bác sĩ bóc giả mạc cẩn thận. (Ảnh BSCC)

Nếu viêm chỉ khu trú ở kết mạc thì sẽ không ảnh hưởng đến thị lực, bệnh nhân chỉ thấy khó nhìn do mắt sưng nề, xuất tiết, nhưng nếu viêm vào giác mạc thì bệnh nhân sẽ nhìn mờ đi, chói sợ ánh sáng. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể có sốt, viêm đường hô hấp trên, rối loạn tiêu hóa (ỉa chảy), có hạch trước tai.

Đường lây truyền và cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Theo PGS Cung, bệnh viêm kết mạc lây truyền qua dịch tiết của mắt người bệnh hoặc dịch tiết từ đường hô hấp nhiễm vào mắt người lành. 

Khi người bệnh đưa tay dụi mắt tiết tố chứa yếu tố gây bệnh sẽ nhiễm vào tay và lây cho người khác qua các vật dụng dùng chung (điều khiển từ xa, tay nắm cửa, khăn và chậu rửa mặt,…). 

Virus gây viêm kết mạc cấp có trong dịch tiết đường hô hấp và khi người bệnh nói, ho hoặc hắt hơi, nước bọt có chứa virus sẽ bắn ra ngoài và nhiễm vào mắt người khác, đây là con đường lây lan chính trong cộng đồng.

"Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh, phòng bệnh chủ yếu là giữ vệ sinh và tránh lây lan", PGS Cung nhấn mạnh. 

Để phòng chống lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ, PGS Cung khuyến cáo: 

- Người bệnh hạn chế đi đến nơi đông người khi không cần thiết, không đi bơi, khi tay tiếp xúc với dịch tiết từ mắt bị bệnh (sau khi tra thuốc, dụi mắt,..) cần phải rửa tay xà phòng. 

Bệnh nhân đau mắt đỏ không nên tự mua thuốc tra vì có thể gây biến chứng nguy hiểm. (Bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh. Ảnh BVCC)

- Người bệnh cần đeo kính, đeo khẩu trang nhất là khi đến nơi công cộng để tránh lây nhiễm ra cộng đồng. 

- Khi phát hiện người bị viêm kết mạc cấp chúng ta cần giữ khoảng cách, hạn chế tiếp xúc để tránh lây nhiễm.  

- Tăng cường tập luyện, chế độ dinh dưỡng và lao động lành mạnh giúp tăng cường thể trạng sẽ giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh.

"Khi bị bệnh bệnh nhân nên đến các cơ sở nhãn khoa để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng vì có nhiều bệnh mắt nguy hiểm cũng có triệu chứng tương tự như viêm kết mạc cấp do virus như bệnh viêm loét giác mạc, glocom, viêm màng bồ đào,…

Bệnh nhân không nên tự mua thuốc tra vì có thể gây biến chứng nguy hiểm. Với những trường hợp đau mắt đỏ xuất hiện giả mạc ở kết mạc mi, người bệnh cần đến khám bác sỹ nhãn khoa, nếu có giả mạc phải bóc đi để giảm phản ứng viêm và giúp thuốc ngấm tốt hơn", PGS Cung khuyến cáo. 

Trẻ em đau mắt đỏ cần chăm sóc cẩn thận

"Đau mắt đỏ làm cho kết mạc bị tổn thương và dễ bị bội nhiễm các yếu tố vi sinh khác tại mắt cũng như từ môi trường bên ngoài, thường gặp nhất là bội nhiễm vi khuẩn.

Với những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ nhỏ thì càng dễ bội nhiễm hơn và bệnh thường nặng, có thể gây viêm loét giác mạc.

Hơn nữa, trẻ em không có ý thức giữ gìn vệ sinh nên tay dễ bị nhiễm bẩn và khi đưa tay lên dụi mắt sẽ làm cho các vi sinh bám ở tay nhiễm vào mắt gây bội nhiễm.

Trẻ em lại không hợp tác nên rất khó điều trị, khó tra nhỏ thuốc vào mắt và thậm chí khi nhỏ thuốc vào mắt rồi thì trẻ lại khóc làm cho nước mắt rửa trôi hết thuốc.

Khi điều trị bệnh đau mắt đỏ cho trẻ nhỏ, đặc biệt là những trường hợp nặng thì vai trò của bố mẹ và người thân vô cùng quan trọng vì đứa trẻ không tự dùng thuốc được.

Với trẻ nhỏ bị đau mắt đỏ đặc biệt là trường hợp bệnh nặng, người chăm sóc cần ngăn không cho trẻ dụi tay vào mắt.

Cố gắng tra thuốc vào mắt cho trẻ và dỗ trẻ không khóc để không rửa trôi thuốc ra ngoài.

Tuân thủ đúng những khuyến cáo của bác sĩ về điều trị và đưa trẻ đến khám bác sĩ đúng theo hẹn hoặc đưa trẻ đến khám lại ngay khi có diễn biến bất thường".

PGS.TS Lê Xuân Cung

Theo Diệu Linh/Dân Việt

Tin liên quan

Nguy kịch sau cơn đau ngực

Cơn đau ngực tăng dần, xuất hiện trong 2 ngày khiến một phụ nữ ở TP.HCM suýt bị đe dọa...

Bệnh nhi nhiễm "vi khuẩn ăn thịt": Cảnh giác nơi mầm bệnh thường ẩn nấp

Với khả năng gây ra dạng tổn thương đáng sợ trên da thịt, các trường hợp phát hiện thường đã...

Loại nem có thể là "ổ sán" nhiều người vẫn ăn hàng ngày

Thịt lợn sống (nguyên liệu chính để làm nem), có thể chứa nhiều loại giun sán, điển hình là sán...

Sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, tay chân miệng đang gia tăng, làm sao để phòng bệnh cho trẻ?

Theo các bác sĩ, đầu năm học, học sinh quay lại trường trùng với thời điểm nhiều dịch bệnh gia...

Cáu gắt trước giai đoạn tiền kinh nguyệt, cần bổ sung thực phẩm nào tốt cho các chị em?

Nếu bạn muốn giảm bớt tình trạng cáu gắt, đầy bụng và chuột rút xảy ra hàng tháng thì nên...

Những thực phẩm lành mạnh nên được "ưu ái" trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư

Điều trị ung thư là một quá trình cần nhiều sự chú ý và cố găng. Trong quá trình điều...

Mỡ máu cao: 4 "thủ phạm" nguy hiểm bạn cần biết

Nếu bạn muốn duy trì một trái tim và bộ não khỏe mạnh, hãy theo dõi chặt chẽ chỉ số...

Tin mới nhất

Đặc sản độc nhất vô nhị chỉ có ở Trà Vinh, xưa không ai ăn nay nổi tiếng khắp vùng,...

5 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành đặc sản mùa hè có vị chua ngọt hấp dẫn, 90.000...

5 giờ trước

'Bỏ túi’ những món salad rau củ thanh mát, giòn ngon giúp chị em giải nhiệt ngày nóng

5 giờ trước

Trứng gà ngâm giấm táo - Món ăn trị bách bệnh, là bài thuốc quý ngăn ngừa lão hóa, tăng...

5 giờ trước

Rau mùi tàu chữa sỏi thận có hiệu quả không?

6 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ thành món đặc sản ở thành phố có vị chua ngọt hấp...

6 giờ trước

Loại quả xưa không ai biết đến, giờ làm thành đặc sản mùa hè có hương vị lạ, dân thành...

17 giờ trước

Loại quả xưa chín rụng không ai ngó ngàng, giờ thành đặc sản nổi tiếng ở thành phố, vị chua...

17 giờ trước

Loại quả xưa có đầy không ai biết đến, giờ thành đặc sản được dân thành phố "săn tìm", nổi...

17 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình