Phụ Nữ Sức Khỏe

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường khả năng phòng chống lại COVID-19

Một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ rất tốt để chúng ta phòng chống lại COVID-19.

Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho biết, mặc dù không có loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng nào có thể ngăn ngừa hoặc chữa khỏi nhiễm trùng COVID-19, thế nhưng một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ rất quan trọng để hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tốt sẽ có thể làm giảm khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm béo phì, bệnh tim, tiểu đường và một số loại ung thư.

Đầu tiên là uống đủ nước

Nước lọc là thức uống lành mạnh nhất và rẻ nhất vì chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Uống nước thay vì đồ uống có đường là cách đơn giản để hạn chế nạp vào cơ thể lượng đường và calo dư thừa. Đồng thời, nước còn cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể.

Nước lọc chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm dung nạp hàng ngày đa dạng

Mỗi ngày, ăn hỗn hợp ngũ cốc nguyên hạt như lúa mì, ngô và gạo, các loại đậu với một số thực phẩm từ nguồn động vật từ thịt, cá, trứng, sữa. Ngoài ra phải ăn kèm nhiều loại rau củ quả. Đối với đồ ăn nhẹ, hãy chọn những loại trái cây tươi, giàu vitamin, dưỡng chất, ít đường.

Ăn một lượng vừa phải chất béo và dầu

Thay thế bơ, dầu hoặc mỡ lợn bằng chất béo lành mạnh hơn như dầu ô liu, đậu nành, hướng dương hoặc ngô khi nấu ăn. Nên chọn các loại thịt trắng như thịt gia cầm và cá ít chất béo. Hạn chế thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Nêu uống sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc giảm chất béo.

Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên, nướng nhiều chất béo. Chuyển sang chế biến thực phẩm sang hấp và luộc thay vì chiên thực phẩm khi nấu.

Cắt giảm lượng muối

Hạn chế ăn muối, chỉ ăn 5 gam (tương đương một thìa cà phê) mỗi ngày. Khi nấu nướng và chế biến thức ăn, hãy hạn chế sử dụng muối, giảm sử dụng nước chấm và gia vị mặn (như xì dầu hoặc nước mắm).

Hạn chế ăn muối, chỉ ăn 5 gam (tương đương một thìa cà phê) mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet

Hạn chế ăn đường

Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ uống có đường như đồ uống có ga, nước hoa quả và nước trái cây, nước cô đặc dạng lỏng và bột, nước có hương vị, nước tăng lực và đồ uống thể thao, trà và cà phê pha sẵn và đồ uống sữa có hương vị.

Những gì chúng ta ăn và uống có thể ảnh hưởng đến khả năng ngăn ngừa, chống lại và phục hồi của cơ thể sau khi nhiễm COVID-19 chính vì vậy hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của mình trong những ngày này nhé.

Q.Hương (Tổng hợp)

Tin liên quan

Những thực phẩm tốt giúp giảm tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

Sau khi tiêm vắc xin COVID-19 có thể sẽ gặp tác dụng phụ, chính vì vậy mà bạn nên bổ...

5 thực phẩm nên ăn và 5 điều cần tránh sau khi tiêm vắc-xin COVID-19

Sau khi tiêm, mọi người cần chú ý những điều sau để tránh làm giảm sút khả năng bảo vệ...

Mẹ đảm học cách 'show' ngay mâm cơm 7 sắc cầu vồng, các ông chồng nhất định 'yên vị' ở...

Với những gợi ý cho mâm cơm gia đình của bà nội trợ dưới đây, các chị em phụ nữ...

Bạn chồng nhiễm Covid-19, gái Việt ở Iraq nấu cơm ngon tiếp tế hàng ngày, trở thành ‘điểm tựa’ giúp...

Trong thời điểm dịch COVID - 19 bùng phát, những bữa cơm ấm áp tình người bỗng nhiên trở thành...

Những ‘tip’ đi chợ tiết kiệm mà vẫn đủ dinh dưỡng trong mùa Covid-19

Để đảm bảo cuộc sống đầy đủ trong đại dịch Covid–19 là điều rất khó. Các chị em nội trợ...

Cháo thuốc bắc tăng cường đề kháng mùa dịch

Có nhiều cách tăng sức đề kháng cho cơ thể, nhất là trong mùa dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức...

Học người Hàn làm thức uống hỗ trợ tiêu hóa cho mọi dịp chỉ với 2 nguyên liệu quen thuộc

Trà gừng quế là thức uống dễ làm, không chỉ tốt cho đường tiêu hóa mà còn giúp tăng sức...

Tin mới nhất

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình