Phụ Nữ Sức Khỏe

Ảnh hưởng của sốt xuất huyết với bà bầu

Phụ nữ mang thai thường bị suy giảm hệ miễn dịch nên dễ mắc bệnh và gặp biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Ảnh: Theasianparent.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus sốt xuất huyết lây truyền qua vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Mắc sốt xuất huyết khi mang thai rất nguy hiểm vì có thể lây sang con, điều này có khả năng gây tử vong.

Triệu chứng sốt xuất huyết khi mang thai

Theo tạp chí Baby Center, phụ nữ mang thai dễ bị sốt xuất huyết nặng hơn do số lượng tiểu cầu trong máu giảm nghiêm trọng. Căn bệnh này có thể cản trở việc sinh nở tự nhiên, nguy cơ cần sinh mổ tăng. Sốt xuất huyết cũng liên quan đến tiền sản giật (huyết áp cao), xuất huyết cho phụ nữ mang thai.

Ngoài ra, những ảnh hưởng có thể xảy ra của bệnh sốt xuất huyết đối với thai nhi bao gồm: Trẻ có thể bị sốt xuất huyết bẩm sinh, sinh non, sinh nhẹ cân, nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu. Nếu bạn bị sốt xuất huyết khi đang mang thai, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt với chế độ ăn uống của mình và làm theo bất cứ điều gì bác sĩ khuyên bạn.

Sốt xuất huyết khi mang thai có thể gây ra các triệu chứng nhẹ hoặc nặng. Các triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ bao gồm: Sốt cao; buồn nôn và ói mửa; phát ban (thường ở lòng bàn tay và lòng bàn chân kèm theo ngứa, sưng); đau mắt, cơ và khớp; viêm tuyến; đau đầu.

Các triệu chứng nhẹ sẽ hết trong vòng 2-7 ngày, nhưng các trường hợp sốt xuất huyết nặng cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến sốc (giảm huyết áp đột ngột), chảy máu trong và tử vong. Các triệu chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng thường bắt đầu từ 24 đến 48 giờ sau khi hết sốt. Một số dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết nặng là:

- Đau bụng dữ dội và đau người.

- Nôn ít nhất ba lần trong vòng 24 giờ.

- Chảy máu từ nướu răng hoặc mũi.

- Khó thở.

- Có máu trong chất nôn, nước tiểu hoặc phân.

- Mệt mỏi, bồn chồn và khó chịu.

Nếu bạn đang mang thai và nghĩ rằng mình có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết hoặc nghiêm trọng, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng.

Sốt xuất huyết có thể khiến phụ nữ mang thai gặp nhiều nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Ảnh: Mamaclubhk.

Điều trị sốt xuất huyết

Không có thuốc đặc hiệu để điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ khi mang thai. Bạn có thể dùng acetaminophen (hay paracetamol) để giúp hạ sốt. Người bệnh tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau như aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng chảy máu.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần uống nhiều nước để ngừa mất nước. Nếu bạn cảm thấy tồi tệ hơn sau khi hết sốt - ví dụ, bắt đầu nôn mửa hoặc đau bụng dữ dội - hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Nếu biến chứng nặng, bạn có thể phải nhập viện để được theo dõi huyết áp và cần truyền tĩnh mạch để bù chất lỏng, chất điện giải cũng như truyền máu khi mất máu.

Ngoài dịch truyền tĩnh mạch, một số phụ nữ mang thai có số lượng tiểu cầu thấp được dùng thuốc giảm co, nhằm ngăn chặn các cơn co thắt cho đến khi truyền tiểu cầu ở mức an toàn để sinh con. Khi được chẩn đoán sớm, bệnh sốt xuất huyết nặng có thể được điều trị hiệu quả theo cách này.

Cách tránh sốt xuất huyết khi mang thai

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là nguy hiểm tăng gấp đôi, cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số lời khuyên để bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi bệnh sốt xuất huyết:

- Luôn mặc quần áo dài tay, bảo vệ đặc biệt khi bạn ở ngoài trời.

- Tránh ở lâu nơi ẩm thấp, đây là nơi muỗi sốt xuất huyết sinh sản ở đó.

- Sử dụng thuốc chống muỗi thân thiện với bà bầu cũng như mắc màn, đặc biệt là khi ngủ.

- Giữ môi trường trong nhà sạch sẽ, trong lành, không để đọng nước.

- Ở trong những nơi có điều hòa hoặc không gian trong nhà mát mẻ, đặc biệt là vào thời gian muỗi hoạt động mạnh như bình minh, hoàng hôn.

- Uống đủ nước và ăn uống tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch.

Theo Phương Mai/Zingnews

Tin liên quan

Vụ ngộ độc ở iSchool: Có 3 loại vi khuẩn trong món cánh gà chiên

Kết quả do Viện Pasteur Nha Trang công bố cho thấy các vi khuẩn gây ngộ độc có chủ yếu...

Khuẩn Salmonella trong vụ ngộ độc thực phẩm ở Nha Trang nguy hiểm thế nào?

Khuẩn Salmonella có trong nhiều loại thực phẩm như: thịt gà, gà tây, thịt bò, thịt lợn, trứng, trái cây,...

3 trẻ sơ sinh ở Hà Nội mắc sốt xuất huyết, có bé mới 5 ngày tuổi

Cả 3 bệnh nhi chưa đầy 1 tháng tuổi mắc sốt xuất huyết đều ở quận Long Biên, Hà Nội....

Thực phẩm nào có thể nhiễm khuẩn Salmonella - nguyên nhân được hướng đến trong vụ ngộ độc tại trường...

Theo thông báo tối ngày 21/11 của Sở Y tế Khánh Hòa, từ kết quả phân lập mẫu bệnh phẩm...

Ngồi xổm đứng lên bị hoa mắt cảnh báo bệnh gì?

Ai cũng đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng...

Vi khuẩn Salmonella gây ra vụ ngộ độc khiến 1 học sinh tử vong nguy hiểm như thế nào?

Vi khuẩn Salmonella gây ra vụ ngộ độc khiến 1 học sinh tử vong nguy hiểm như thế nào?

Ăn lẩu vào thời tiết se lạnh là lựa chọn lý tưởng cho cuộc vui thêm trọn ven, tuy nhiên...

Lẩu là món ăn quen thuộc có hương vị thơm ngon, hấp dẫn, thích hợp với khẩu vị của nhiều...

Tin mới nhất

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh khi nào nên khám bác sĩ?

8 giờ trước

Thụ thai bao lâu thì thai vào tử cung, bạn đã biết chưa?

8 giờ trước

Con trai 17 tháng tuổi của thủ môn Bùi Tiến Dũng nói tiếng Việt, ra dáng truyền nhân tương lai...

8 giờ trước

Các công thức nấu cháo yến mạch trứng gà cho bé ăn dặm ngon

21 giờ trước

Mẹ sau sinh nên ăn gì để có nhiều sữa mà không tăng cân?

21 giờ trước

Ngoài dùng thuốc còn cách nào giảm đau cho bệnh nhân ung thư?

1 ngày 13 giờ trước

Có cách nào phòng tránh bệnh trầm cảm?

1 ngày 13 giờ trước

Nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ bất ngờ giữa lão hóa nhau thai và bệnh cơ tim chu sinh...

1 ngày 14 giờ trước

Bí quyết 164 năm của người Thụy Điển để nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc, mạnh mẽ

1 ngày 15 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình