Muốn hấp thu chất dinh dưỡng có trong loại quả đắt tiền này bạn tuyệt đối phải tránh xa những điều sau đây nhé.
Ăn cherry cùng gan động vật
Hàm lượng vitamin C trong quả cherry có thể bị oxy hóa bởi các ion đồng và sắt có trong gan động vật. Khi các vitamin C này bị oxy hóa sẽ khiến cho cherry bị mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu.
Như vậy, bên cạnh các lợi ích về sức khỏe quả cherry cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực cho thể. Tuy những tác dụng phụ của quả cherry là không nghiêm trọng, nhưng bạn vẫn cần lưu ý khi sử dụng loại trái cây này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân và gia đình.
Ăn hạt cherry
Hạt quả cherry chứa nhiều độc tố. Loại hạt này nằm trong top 10 các thực phẩm độc hại nhất chúng ta hay ăn. Trong hạt cherry có chứa cyanogenic hoặc cyanide-forming glycosides có thể hình thành amygdalin khi nhai chúng. Khi vào hệ tiêu hóa hợp chất này sẽ biến thành xyanua hydrogen.
Người bị ngộ độc xyanua do ăn phải hạt cherry sẽ có biểu hiện như buồn nôn, đau đầu, cồn cào ruột,… Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ngừng tim, suy hô hấp và tử vong.
Mặc dù ngộ độc chỉ xảy ra khi bạn nhai vỡ hạt cherry nhưng cũng không nên nuốt cả hạt vào bụng vì nó có thể gây hại cho dạ dày.
Không ăn cùng cà rốt
Cherry chứa rất nhiều vitamin C có thể điều trị hiệu quả bệnh scurvy, và cà rốt chứa một chất ascorbate, sẽ làm giảm tác dụng của vitamin C đối với cơ thể con người.
Phòng ngừa ngộ độc khi ăn quả cherry
Hàm lượng sắt trong quả cherry rất lớn, và cũng có chứa một lượng xyanua. Nếu ăn quá nhiều, rất dễ gây ngộ độc hydroxide và sắt. Ngộ độc nhẹ có thể được khử độc bằng nước mía, mặc dù là loại hoa quả tốt nhưng cũng nên ăn hạn chế, đặc biệt là không cắn hạt quả cherry.
Thời gian bảo quản của quả cherry ngắn, nên tránh ánh nắng trực tiếp.
Quả cherry chỉ nên ăn trong khoảng 3 ngày, trong quá trình bảo quản trong tủ lạnh không nên rửa bằng nước, tránh bị hỏng, trước khi ăn quả cherry nên rửa sạch sẽ.