Xử trí bé bị hăm tã
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Việc xử trí không đúng cách dễ khiến tình trạng hăm của trẻ nặng hơn và bội nhiễm. Trẻ bị hăm da thường đau lúc đi tiêu, quấy nhiều, thậm chí kém ăn, ít ngủ...
Hăm ở dạng nhẹ sẽ tự khỏi không cần điều trị. Quan trọng nhất là chú trọng vệ sinh cho bé. Phải rửa sạch vùng kín cho bé ngay sau khi đi vệ sinh bằng nước ấm, thấm khô và thay tã mới.
Khi rửa cần nhẹ nhàng, tránh để bé đau và xây xước da thêm. Càng hạn chế cho bé dùng bỉm thì càng tốt. Trường hợp hăm tã nhẹ, chỉ cần bôi kem chống hăm vào các vết hăm. Nên lưu ý lựa chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) hoặc lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên), kẽm oxyt để duy trì độ ẩm cho da. Không dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương.
Cũng không nên sử dụng kem thoa có chứa corticoid, trừ trường hợp được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn cách sử dụng.
Nên cho trẻ đi khám chuyên khoa da liễu nhi ngay nếu thấy có các dấu hiệu như: tình trạng hăm xấu hơn, lan rộng hơn và không hết sau 2-3 ngày. Hăm lan tới bụng, tay, lưng, mặt.
Trẻ sốt, vùng da bị hăm tấy đỏ, nổi mụn, phồng, loét hoặc vết thương đầy mủ... thì có thể vùng da đó đã bị bội nhiễm hay nhiễm nấm.
Khi nào thai phụ cần tiêm vaccine uốn ván?
Vợ tôi có thai được 5 tháng và chưa tiêm vaccine uốn ván. Vậy, bác sĩ cho tôi hỏi khi...
Mắc bệnh tiểu đường có được ăn đường không?
Trong điều trị bệnh tiểu đường, dinh dưỡng là phương pháp điều trị không dùng thuốc được áp dụng đầu...
Loại sán dễ mắc khi ăn các loại rau mọc dưới nước
Mẹ tôi rất thích ăn rau sống, gần đây lại có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, da sẩn ngứa....
Chồng ngủ ngáy to quá, tôi phải làm thế nào?
Thông thường, người ngủ ngáy to không biết là mình gây ồn ào làm phiền người bên cạnh.