Xuất hiện dấu hiệu lạ trước ngày cưới 1 tuần

Còn 1 tuần nữa là tổ chức đám cưới, anh T (là bác sĩ tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội) bỗng cảm thấy choáng váng, đau đầu, ù tai sau 1 đêm... Anh lo lắng và quyết định đi khám chuyên khoa Thần kinh, tại đây anh được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn tiền đình, thiếu máu não và kê thuốc uống.

 

Tuy nhiên, sau khi đám cưới tổ chức được một thời gian, tình trạng ù tai của anh T vẫn chưa giảm bớt, thậm chí còn trầm trọng hơn. Cuối cùng, anh T được giới thiệu đến gặp chuyên gia tâm lý thì mới biết nguyên nhân gây ù tai cho mình là do căng thẳng cấp tính.

 

Vị bác sĩ trẻ cảm thấy đau đầu, ù tai dai dẳng ngay trước ngày cưới 1 tuần.

Chuyên gia tâm lý Ngô Thị Thanh Hương nói rằng, anh T đã trải qua thời gian căng thẳng cấp tính, gây rối loạn thần kinh thực vật. Tuy được bác sĩ tâm lý hỗ trợ rất tích cực, nhưng vì anh T can thiệp ở giai đoạn muộn nên tình trạng ù tai của anh chỉ có thể giảm bớt, anh phải chấp nhận triệu chứng ù tai này suốt đời.

Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh gì?

Anh T phải chấp nhận triệu chứng ù tai suốt đời.

Chuyên gia tâm lý Ngô Thị Thanh Hương (Nền tảng hỗ trợ sức khoẻ tinh thần Safe and Sound, thuộc Viện Ứng Dụng Công Nghệ Y Tế) là người tiếp nhận trường hợp của anh T. Chuyên gia nói, khi anh T đến khám thì tình trạng ù tai đã khá nghiêm trọng.

Nhiều người khi thấy cơ thể mệt mỏi thì sẽ ngay lập tức đi khám bệnh lý rồi bỏ qua yếu tố tâm lý. Khi trò chuyện với chuyên gia, anh T kể rằng quãng thời gian chuẩn bị đám cưới anh liên tục ở trong trạng thái căng thẳng, vừa phải cân bằng giữa lịch làm việc, trực đêm và lại phải chuẩn bị đám cưới... Ngoài ù tai, anh T còn gặp dấu hiệu đau đầu, ù tai, mệt mỏi, dễ cáu, trằn trọc, mất ngủ... nhưng không để ý. 

Hệ thần kinh thực vật còn được gọi với cái tên khác là hệ thần kinh tự chủ. Cấu tạo của nó bao gồm: hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Rối loạn thần kinh thực vật là bệnh ngày càng phổ biến, mặc dù bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật hay rối loạn hệ thần kinh tự chủ là sự tổn thương hệ thần kinh giao cảm hoặc phó giao cảm dẫn đến mất cân bằng hoạt động giữa 2 hệ thống này.

 

 

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng rối loạn thần kinh thực vật?

Có nhiều bệnh lý có thể gây rối loạn thần kinh thực vật. Trong đó thường gặp nhất là:

- Đái tháo đường (đặc biệt đái tháo đường kiểm soát kém).

- Bệnh Parkinson.

- Bệnh thoái hóa thần kinh (teo đa hệ thống…).

- Bệnh rối loạn miễn dịch (bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ, viêm đa khớp dạng thấp…).

- Bệnh nhiễm amyloid hệ thần kinh; ung thư; tăng ure huyết; thiếu dinh dưỡng; thuốc (hóa trị ung thư).

- Nhiễm virus hay vi trùng (HIV, bệnh Lyme…); mất ngủ, rối loạn lo âu; di truyền; tuổi già…

Theo chuyên gia, khi có các dấu hiệu của rối loạn thần kinh thực vật như thường xuyên mất ngủ, lo âu, trầm cảm, choáng váng, xây xẩm, hồi hộp, rối loạn tiêu hóa, có triệu chứng tiết niệu như tiểu khó, bí tiểu... thì việc đầu tiên mọi người nên làm là đi thăm khám sức khỏe tổng quát để loại trừ nguy cơ bệnh lý thể chất. Sau đó hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được đánh giá và tư vấn phù hợp.