Khi 2 đứa yêu nhau, anh cũng rất chiều chuộng bạn gái, không tỏ vẻ khó tính một chút nào. Yêu nhau gần 2 năm hai đứa đám cưới và có 2 con như hiện nay. Con đầu lòng năm nay đã học mẫu giáo nhỏ còn con thứ 2 chỉ vừa  mới sinh. Do lần này thai kỳ có chút vấn đề nên tôi buộc phải sinh mổ, vì thế sau sinh vẫn rất mệt mỏi, yếu ớt.

Sau đám cưới, bố mẹ chồng cũng cho tiền mua căn chung cư nhỏ trên thành phố để các con không phải thuê trọ đi làm còn ông bà vẫn sống ở quê. Được sống riêng nên cuộc sống khá thoải mái. Chỉ có điều tính chồng tôi càng ngày càng gia trưởng, ích kỷ khủng khiếp.

 

Sinh 2 con mà chưa bao giờ tôi được chồng chăm ở cữ. (Ảnh minh họa)

Hai vợ chồng cùng đi làm về như nhau nhưng về tới nhà là anh nằm dài xem ti vi, nghịch điện thoại để mặc vợ bếp núc 1 mình và chăm con. Vợ chưa kịp cơm bưng nước rót là quát um lên chậm chạp, không hầu chồng con chu đáo. Nói chung anh cũng có chân tay nhưng cứ bắt vợ phải hầu hạ ăn uống, mâm bát bữa nào phải dọn sẵn trên bàn rồi bảo anh vào ăn.

Từ lúc vợ chồng đám cưới đến nay, tôi chưa được chồng nấu cho bữa nào. Dù tôi ốm đau hay khỏe khoắn, thậm chí sinh đẻ cũng chẳng bao giờ chồng giúp vợ nấu nướng, chăm con.

Lúc tôi bầu đứa thứ 2 cũng vậy, bụng to vượt mặt vẫn phải làm hết mọi việc rồi đưa con lớn đi học. Có hôm bận đột xuất không đi đón con được đành phải gọi chồng đón thì anh còn hỏi con học lớp nào.

Hay khi tôi sinh con lần 2 được 2 tuần nhưng chồng chưa 1 lần bế con, thay tã hay pha sữa. Nhà ngoại ở quá xa nên bà không lên chăm được. Mẹ chồng đang đau chân nên cũng chưa lên hỗ trợ. Vì thế, ở đây chỉ có mình tôi tự chăm mình ở cữ. Tối nào con quấy khóc chồng cũng chẳng bế đỡ, anh sang phòng bên cạnh ngủ từ tối đến sáng.

Mấy hôm trước con quấy khóc cả ngày nên tôi phải bế cháu suốt không thả được ít nào để nấu cơm canh. Chồng đi làm về quát vợ cả ngày ở nhà nằm ườn mà không nấu được bữa cơm.

Hôm qua đợi lúc con ngủ, tôi cũng dậy nấu cơm nhưng tủ lạnh lại hết sạch thức ăn. Vì đã muộn nên tôi chiên tạm cho chồng ăn 3 quả trứng còn tôi hấp 2 quả trong nồi cơm điện. Biết chồng thích ăn rau muống xào, tôi cũng xào 1 đĩa.

Lúc dọn mâm ra thấy không có đĩa thịt nào, chồng tôi quát bảo nấu như thế ai nuốt được. Tôi cũng nói con quấy quá không đi chợ được nên ăn tạm 1 bữa. Vừa dứt lời đã thấy anh hất ngay cả mâm bát xuống sàn, bát đĩa vỡ tung tóa lên.

Bực mình, tôi bế con về phòng để mặc chồng muốn làm gì thì làm. Sau tôi thấy anh dắt con lớn cùng đi ăn phở bên ngoài nhưng bát đũa không thèm dọn. Tôi cũng cố tình mặc đó để anh phải dọn 

Ở cữ nhưng có ngày nào tôi được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe sau sinh đâu trong khi vết mổ vẫn còn rất đau. (Ảnh minh họa)

Thật sự tôi đã nhịn chồng quá nhiều nên chẳng thiết tha nữa. Ở cữ nhưng có ngày nào tôi được nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe sau sinh đâu trong khi vết mổ vẫn còn rất đau.

Có hôm vết mổ vẫn đau và ngứa quá tôi rất muốn đi khám nhưng lại không ai trông con cho để đi khiến tôi khá lo lắng. Chồng thì chẳng bao giờ hỏi hay quan tâm đến điều đó. Không biết vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau, lành hẳn?

Vết mổ sau sinh bao lâu thì hết đau, lành hẳn?

Chỉ khâu vết mổ sau sinh là loại chỉ có thể thấm hút, ở trong cơ thể sau 6 tuần sẽ tự tiêu hết, không cần phải cắt chỉ. Thời gian phục hồi vết mổ sau sinh sẽ phụ thuộc vào mổ khó hay không (vết mổ cũ dính phải gỡ dính hoặc cắt cơ thành bụng), cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc sức khỏe sản phụ.

Thông thường, sau 7 ngày vết mổ sẽ liền lại (liền vết thương giai đoạn 1). Vết khâu sẽ khô lại và bị gồ lên 1 đường. Sau 2 - 3 tuần vết mổ tạo thành sẹo nhưng sản phụ vẫn thấy đau khi chạm vào.

Vết mổ sau sinh thông thường dài 11 - 15cm, dần lành lại, màu sắc của vết sẹo cũng dần gần với màu da hơn và sẽ co lại. Về cơ bản, vết sẹo mổ sau sinh không gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ bên ngoài. Trong quá trình lành hẳn, vết mổ có thể bị đau ngứa và sản phụ tuyệt đối không được gãi để tránh kích thích da.

Trung bình khoảng 3 tháng sau sinh vết mổ mới được xem là lành hẳn, sản phụ không còn cảm thấy đau và ngứa xung quanh vết mổ. Tuy nhiên, có một số phụ nữ có cảm giác đau ở vết mổ đến 6 tháng, thậm chí là 1,5 năm. Do đó, tình trạng đau vết mổ sau sinh 1 tháng vẫn có thể gặp và điều này không đáng lo.

Tuy nhiên, sản phụ nên tái khám phụ khoa trở lại (thông thường sau sinh 2 tháng) để bác sĩ xác định xem cơ thể đã hồi phục sau sinh chưa, có vấn đề bất thường gì không hoặc tư vấn ngừa thai nếu có nhu cầu,...

Tin liên quan