Viêm gan ở trẻ em, có thể tránh?
Những virut gây viêm gan ở trẻ em
Viêm gan là bệnh lý nhiễm trùng hệ thống, tổn thương chủ yếu là viêm và hoại tử tế bào gan. Ở trẻ nhỏ, viêm gan thường do nguyên nhân nhiễm virut, bệnh gan di truyền, hoặc rối loạn chuyển hóa hơn là bệnh gan mắc phải như ở người lớn. Tiên lượng bệnh có thể được thay đổi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Những virut thông thường gây viêm gan ở trẻ như:
Nhóm virut hướng gan: có 5 loại virut viêm gan chính: A, B, C, D và E.
Nhóm virut có gây tổn thương tại gan:
Cytomegalovirus: Virut này là một phần của họ virut Herpes.
Virut Epstein-Barr: Virut gây bệnh bạch cầu đơn nhân.
Virut Herpes simplex gây ra các biểu hiện sang thương ở mặt, vùng da quanh thắt lưng, hoặc bộ phận sinh dục.
Virut Varicella zoster hay thủy đậu có thể gây biến chứng viêm gan, nhưng rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
Enteroviruses là một nhóm virut ruột thường thấy ở trẻ em, bao gồm virut coxsackie và echovirus.
Rubella còn gọi là sởi Đức, đây là một bệnh nhẹ gây phát ban.
Adenovirus gây cảm lạnh, viêm amiđan và nhiễm trùng tai, và có thể có tiêu chảy.
Viêm gan tự miễn: Hệ thống miễn dịch của trẻ tạo ra các kháng thể tấn công gan dẫn đến viêm gan.
Những biểu hiện khi trẻ mắc bệnh viêm gan
Viêm gan là tình trạng viêm tại gan, có thể gây hủy hoại tế bào gan. Các biểu hiện bệnh có một chút khác biệt ở mỗi trẻ, đặc biệt một số trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào.
Các triệu chứng của viêm gan cấp tính có thể bao gồm: các triệu chứng giống cúm; vàng da hoặc vàng ở củng mạc mắt: tất cả trẻ nhỏ bị vàng da nên đặt vấn đề nghi ngờ mắc bệnh gan, đặc biệt nếu vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ hoặc kéo dài trên 2 tuần sau sinh; sốt; buồn nôn hoặc nôn; ăn mất cảm giác ngon; cảm thấy không khỏe; đau dạ dày hoặc khó chịu; bệnh tiêu chảy; đau khớp; đau cơ bắp; phát ban đỏ ngứa trên da; phân màu đất sét; nước tiểu sẫm màu.
Các biến chứng chính của viêm gan bao gồm suy gan, ung thư gan hoặc tử vong.
Các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh gan, trẻ sẽ được làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây viêm gan cũng như đánh giá mức độ tổn thương ở gan. Các xét nghiệm có thể gồm: tổng phân tích tế bào máu; xét nghiệm men gan, chức năng gan và chức năng đông máu; tìm kháng thể và phản ứng chuỗi polymerase (PCR) tìm nguyên nhân viêm gan; siêu âm gan; CT scan; MRI; sinh thiết gan.
Điều trị bằng cách nào?
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng, lứa tuổi và sức khỏe chung của trẻ, cũng như phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu của điều trị là để ngăn chặn tổn thương cho gan, giúp giảm bớt các triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan do virut.
Có thể dùng thuốc để kiểm soát ngứa, điều trị virut, hoặc kiểm soát một bệnh tự miễn dịch. Bên cạnh đó cần có chế độ chăm sóc hỗ trợ để giúp cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ. Lưu ý, tránh cho trẻ dùng các các chất kích thích. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần xét nghiệm máu để đánh giá bệnh đang tiến triển hay không. Với những trường hợp nặng, cần nhập viện để được điều trị kịp thời.
Với những bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, có thể được cân nhắc ghép gan.
Chuẩn bị trước khi đi khám bệnh
Giúp cho cuộc thăm khám đạt hiệu quả như mong muốn của người chăm sóc trẻ, cần có những chuẩn bị trước khi khám bệnh:
Hãy viết ra các câu hỏi mình muốn được trả lời trước khi đi khám bệnh. Tại buổi khám, ghi chú lại chẩn đoán, các loại thuốc, phương pháp điều trị, hoặc xét nghiệm. Đồng thời viết ra bất kỳ hướng dẫn mới nào mà bác sĩ tư vấn.
Biết lý do tại sao sử dụng thuốc hoặc điều trị sẽ giúp trẻ như thế nào, cũng như biết những tác dụng phụ của thuốc là gì; lý do tại sao cần phải làm xét nghiệm hay thực hiện các thăm dò và ý nghĩa các kết quả đó. Biết điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ không dùng thuốc hoặc xét nghiệm hoặc thủ thuật.
Hỏi xem liệu tình trạng của trẻ có thể được điều trị theo những cách khác hay không. Nếu trẻ có hẹn tái khám theo dõi, ghi lại ngày tháng, thời gian và mục đích cho lần khám sau đó.
Tìm cách để có thể liên hệ với bác sĩ ngoài giờ làm việc. Điều này rất quan trọng nếu trẻ bị bệnh và người chăm sóc có thắc mắc hoặc cần tư vấn.
Có phòng tránh được không?
Để phòng ngừa bệnh gan cho trẻ cần:
Tiêm phòng đầy đủ: Cho trẻ tiêm vắc-xin phòng viêm gan B ngay khi trẻ lọt lòng mẹ. Lưu ý với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virut viêm gan B thì cần được tiêm thuốc dự phòng ngay khi mới sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
Ăn đủ chất dinh dưỡng: Cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Vệ sinh sạch sẽ: Môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh. Thường xuyên cho trẻ vận động ngoài trời để thích nghi với thời tiết và tăng khả năng phòng bệnh.
Khám ngay khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh.
Cậu bé 12 tuổi nguy cơ mù vĩnh viễn do loại đồ ăn giới trẻ cực ưa chuộng
Cậu bé 12 tuổi ở Mỹ bất ngờ mất thị lực, đang đối mặt với nguy cơ bị mù vĩnh viễn vì loại đồ ăn được giới trẻ cực ưa chuộng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình?
Trẻ sơ sinh hay vặn mình khi ngủ là hiện tượng thường gặp. Tuy nhiên mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh hay vặn mình để có cách chữa giúp trẻ ngủ ngon hơn.
Những điều thường thấy ở cha mẹ có con thành công
Thành tích trong tương lai của một đứa trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách nuôi dạy của gia đình và mặc dù không có cách tiếp cận chung nào cho tất cả nhưng các bậc cha mẹ thành công thường có những đặc điểm chung nhất định trong việc nuôi dạy con cái.
Những lợi ích không ngờ từ việc cho trẻ em vui chơi ngoài trời
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển nhanh chóng hiện nay, việc trẻ em dành nhiều thời gian ở trong nhà, dán mắt vào màn hình hơn là chơi bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù công nghệ có những ưu điểm nhưng vui chơi ngoài trời rất cần thiết cho sự phát triển về thể chất, tinh thần và cảm xúc của trẻ.