Phụ Nữ Sức Khỏe

Chế độ ăn ngày Tết cho bé khỏe mạnh

Trẻ cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và ăn uống không bị xáo trộn, không bỏ bữa, bổ sung thêm rau củ, trái cây hạn chế đồ ngọt.

Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, tỷ lệ trẻ mắc các bệnh rối loạn tiêu hóa (đau bụng, sốt, ói, tiêu chảy...) tăng trong dịp Tết. Nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ bận rộn, nếp ăn bình thường bị phá vỡ, ăn nhiều thức ăn chứa đường và chất béo khó tiêu hoặc đồ ăn bị nhiễm khuẩn, biến chất do lưu trữ nhiều ngày.

Thạc sĩ Trương Nhật Khuê Tường, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cũng nói vào dịp Tết các gia đình thường tham gia nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội nên dễ làm đảo lộn giờ giấc sinh hoạt của trẻ. Các bé ham chơi thức khuya, dậy muộn, bỏ bữa hoặc chỉ ăn uống qua loa dễ dẫn đến tình trạng thiếu chất, sụt cân...

Do đó, việc duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý là điều kiện tiên quyết giúp trẻ ăn Tết vui vẻ mà không hại sức khỏe.

Trẻ nhỏ nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế ăn đồ ngọt.

Trước tiên, phụ huynh cần đảm bảo giờ giấc sinh hoạt và ăn uống của trẻ không bị xáo trộn nhiều trong những ngày nghỉ. Tuyệt đối không để bé quên giấc, thức quá khuya hoặc ngủ đến trưa.

Ăn đúng giờ đủ bữa và bổ sung nhiều rau xanh để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giảm táo bón, ợ nóng, khó tiêu. Một số loại củ như khoai tây, cà rốt, củ cải, su hào... có thể để lâu. Bổ sung thêm rau củ, trái cây tươi, nước lọc, men tiêu hóa để phòng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.

Hạn chế ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có ga, nhất là trẻ em bị tăng cân, béo phì. Các loại thực phẩm giàu năng lượng như bánh chưng, món chiên rán, chả giò, lạp xưởng chế biến sẵn... nên ăn chừng mực.

Trẻ thấp còi cũng cần ăn uống lành mạnh và cân đối các loại đạm từ thịt, cá, trứng, tôm, cua tươi hoặc bổ sung các bữa phụ. Nên khuyến khích trẻ ăn các loại đậu, hạt khô tốt cho sức khỏe như bí, đậu phộng, điều, hướng dương...

Ngoài ra, gia đình đảm bảo bảo quản thức ăn đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn đồ để lâu hay thức ăn nấu xong phải chờ cúng có nguy cơ nhiễm khuẩn. Nên cho trẻ ăn đồ ăn tươi mới để đảm bảo vệ sinh.

Theo Thùy An/Vnexpress

Tin liên quan

Bác sĩ Nhi hướng dẫn cha mẹ cách đánh răng cho bé từ 0 – 5 tuổi, phòng ngừa nguy...

Đánh răng đúng cách sẽ giúp bé bảo vệ tốt hàm răng sữa, tạo nền tảng phát triển cho răng...

Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ ăn sữa chua khoa học nhất

Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua giúp ngăn ngừa bệnh đường ruột cho trẻ, giúp tiêu...

Chăm sóc bé bị thủy đậu

Ở lớp mầm non con tôi học có bé bị thủy đậu, tôi rất lo bé nhà tôi lây bệnh....

Khi nào cần bổ sung lợi khuẩn cho trẻ em?

Lợi khuẩn luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe hệ tiêu hóa của con người. Đặc biệt,...

Làm sao tránh chứng sưng phổi chết người ở trẻ?

Mỗi mùa lạnh, thấy trẻ con phải nhập viện vì sưng phổi đầy cả bệnh viện, có bé tử...

Bác sĩ Nhi giải đáp: Cho trẻ đi tàu xe ngày Tết, cha mẹ cần chú ý gì?

Phòng ngừa say xe, bảo vệ đường hô hấp cho trẻ là việc làm cần thiết khi cho trẻ đi...

Bác sĩ Nhi chỉ ra những nguyên nhân và độ tuổi chủ yếu trẻ rất dễ bị táo bón

Táo bón là một trong những triệu chứng bệnh đường tiêu hóa chủ yếu ở trẻ. Trong những giai đoạn...

Tin mới nhất

Bật mí cách làm son bằng củ dền đơn giản tại nhà

1 giờ trước

Từng tăng gần 30kg trong thời gian mang thai, Phan Như Thảo và hành trình 8 năm kiên trì lấy...

1 giờ trước

Khi tắm, phụ nữ cần xoa bóp các bộ phận này nhiều hơn để bảo vệ sức khỏe dạ dày...

1 giờ trước

Vừa lấn sân sang ca hát, Bạch Lộc nhanh chóng giữ vị trí số 1 trong lòng khán giả

1 giờ trước

Việt Nam chính thức được cấp phép lưu hành vaccine phòng sốt xuất huyết

1 giờ trước

Bạn gái cũ 11 năm của Lương Thế Thành: Từng 2 lần định tổ chức lễ cưới nhưng không thành,...

5 giờ trước

Nghề nghiệp đặc biệt của Lý Hiện trong Sắc Xuân Gửi Người Tình gây tranh cãi ở Trung Quốc, yêu...

5 giờ trước

Cô bé Việt từng gây bão The Voice Kids Đức 2022, giờ đã thành thiếu nữ, song ca cùng thầy...

5 giờ trước

Làm thế nào để ngủ được, ngon và sâu giấc?

5 giờ trước

Tin Phụ Nữ Và Gia Đình