Vi khuẩn nguy hiểm có trong hàu sống
Vi khuẩn Vibrio sinh sống tự nhiên ở vùng nước ven biển, nơi ở của hàu và nhiều động vật có vỏ khác, tập trung trong các mô của những động vật này. Do đó, khi tiêu thụ hàu hoặc một số động vật có vỏ chưa nấu chín, người ăn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh do nhiễm khuẩn Vibrio.
Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ ước tính mỗi năm quốc gia này có khoảng 80.000 người mắc bệnh do Vibriosis. Trong đó, 100 người tử vong.
Bệnh phát triển nặng trong tháng 5-10 hàng năm, khi nhiệt độ nước ấm hơn. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể mắc bệnh trong khoảng thời gian còn lại của năm.
Hàu chứa vi khuẩn Vibrio không có dấu hiệu (hình dạng, mùi vị) nên rất khó phân biệt.
Tỷ lệ nhiễm trùng dẫn đến tử vong cao
Hầu hết trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibrio từ hàu đều có biểu hiện tiêu chảy và nôn mửa. Một số ca bệnh nặng có thể bị nhiễm trùng máu, tổn thương da nặng, dẫn đến hoại tử phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong. Tỷ lệ nhiễm trùng dẫn đến tử vong ở bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Vibrio lên tới 20%.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm khuẩn khi ăn uống trực tiếp các động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, đặc biệt là hàu. Một số trường hợp lại nhiễm bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương khi hoạt động trong môi trường nước lợ, nước mặn hoặc dính nước ngâm hải sản sống; bị thương do các vật dụng tiếp xúc nước lợ hoặc nước mặn như đá hoặc cầu tàu.
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm Vibriosis, đặc biệt là người mắc bệnh gan, ung thư, đái tháo đường, HIV hoặc thiếu máu; đang dùng liệu pháp ức chế miễn dịch, thuốc giảm nồng độ axit trong dạ dày hoặc phẫu thuật dạ dày trong thời gian gần; trên 65 tuổi.
Nước sốt nóng không thể diệt hết vi khuẩn
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bệnh Vibriosis, các bác sĩ Bệnh viện quận 11 (TP.HCM) khuyến cáo mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với hải sản sống.
- Tránh xa nước mặn hoặc nước lợ nếu bạn có vết thương.
- Che kín vết thương nếu có thể chạm vào hải sản sống. Rửa kỹ các vết thương hở bằng xà phòng và nước nếu tiếp xúc với nước mặn, nước lợ hoặc hải sản sống.
- Chỉ ăn các động vật có vỏ khi đã được nấu chín. Động vật có vỏ khi chưa nấu chín nhưng được tưới nước sốt nóng, cốt chanh và rượu cũng không thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibrio và vi khuẩn có hại khác.
- Khi nấu động vật có vỏ, mọi người cần đun sôi cho đến khi vỏ mở ra và tiếp tục đun thêm 3-5 phút, chỉ ăn động vật có vỏ mở trong khi nấu. Đối với hàu cắt nhỏ, mọi người cần đun sôi ít nhất 3 phút, chiên trong dầu ít nhất 3 phút, nướng trong 10 phút.
- Những người dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio không nên ăn hàu chưa được nấu chín.
- Tách riêng hải sản nấu chín khỏi hải sản sống để tránh lây nhiễm chéo.
Để tránh mắc bệnh Vibriosis qua đường thực phẩm, mọi người không nên ăn hải sản sống hoặc nấu chưa chín.
Nếu trong thời gian gần có ăn, chạm vào động vật có vỏ sống hoặc tiếp xúc nước mặn, nước lợ và xuất hiện triệu chứng bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để kiểm tra, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn cà rốt thường xuyên
Cà rốt là một loại rau bổ dưỡng, tiện lợi, đa năng và ăn cà rốt thường xuyên rất tốt...