Uống nước sai cách: Hậu quả khôn lường nếu bạn không chú ý
Uống nước là việc nghe có vẻ đơn giản và dễ thực hiện, người ta thường có thói quen uống nước bất cứ khi nào họ muốn. Chính vì thói quen uống nước vô tội vạ đã dẫn đến nhiều rắc rối lớn, thậm chí nó còn là một loại “chất độc” có nguy cơ dẫn đến tử vong. Dưới đây là những trường hợp uống nước sai cách phổ biến gây hại đến sức khỏe bạn cần phải lưu ý.
Uống nước sai cách là uống như thế nào?
1. Uống ừng ực một lượng nước lớn
Nhiều người hay có thói quen uống một hơi lượng nước thật lớn đến khi giải tỏa cơn khát mới thôi. Thói quen này rất có hại cho sức khỏe. Trong thời gian quá ngắn, một lượng nước lớn đi vào cơ thể với tốc độ cao sẽ sẽ gây ra đầy bụng và mắc tiểu liên tục.
Lượng nước này nhanh chóng làm gia tăng lưu lượng máu gây sức ép đến khối lượng công việc của tim và tiêu thụ oxy cơ tim tăng nhanh chóng. Hậu quả là có nguy cơ dẫn đến suy tim.
Thêm vào đó, khi có một lượng nước khá lớn ập vào các cơ quan trong cơ thể, khiến cơ thể không kịp phản ứng để phân phối cơ quan dự trữ nước thì việc phân giải thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng không được diễn ra đúng cách.
Uống nước quá nhanh sẽ khiến lượng nước bọt tiết ra bị pha loãng. Lúc này, dạ dày không nhận được tín hiệu tiếp nhận sẽ không hấp thụ và chuyển hóa nước ngay sẽ làm cho chơ thể bị khó chịu, buồn nôn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Khi thể tích nước uống vào quá nhiều, máu được pha loãng với một lượng nước lớn dẫn đến tình trạng hạ natri trong máu. Lúc này khi nước xâm nhập vào, các tế bào bắt đầu sưng lên gây ngộ độc nước đi kèm đó là các triệu chứng co giật, hôn mê.
2. Uống nước trước, trong và ngay sau khi ăn
Bạn cho rằng nếu uống 1 cốc nước sẽ khiến mình cảm thấy sảng khoái và dễ chịu hơn để bắt đầu một bữa ăn, hoặc sẽ giúp bạn tránh ngán khi đang ăn một món ăn đầy dầu mỡ nào đó? Nhưng thói quen này thật ra rất có hại cho cơ thể.
Nước bọt chứa các enzyme cần thiết hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Nếu uống nước trước hoặc trong khi ăn sẽ làm cho nước bọt bị loãng đi hoặc bị rửa trôi ngay sau đó, điều này sẽ gây trở ngại cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Dạ dày sẽ phải hoạt động gấp đôi công việc sau mỗi bữa ăn.
Khi cơ thể đang làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, dịch vị trong dạ dày sẽ phân giải thức ăn. Việc uống nước ngay sau bữa ăn cũng sẽ khiến cơ thể không thể nào hấp thu được chất dinh dưỡng và loại bỏ các chất thải.
Thức ăn không tiêu hóa được dần dần sẽ tích tụ các chất và có nguy cơ trở thành độc tố gây hại cho cơ thể. Hơn thế nữa, nước sẽ pha loãng dịch vị của dạ dày và làm tăng isulin trong máu, khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
3. Uống nước quá lạnh
Vào ngày hè nắng nóng, khi hoạt động nhiều hay khi đi ngoài đường mệt mỏi bạn thường có tâm lý nghĩ ngay đến những cốc nước mát lạnh khiến bạn cảm thấy sảng khoái và đập tan cơn khát mùa hè.
Thế nhưng việc uống nước quá lạnh sẽ làm cho cơ thể bạn đang nóng sẽ bị thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến mạch máu bị co lại.
Thêm vào đó nhiệt độ thấp của nước lạnh sẽ làm đông mỡ các thực phẩm bạn đã ăn gây cản trở cho quá trình tiêu hóa. Đây là lí do vì sao những bạn có chế độ ăn uống lành mạnh nhưng vẫn không giảm cân thành công.
Ngoài ra nếu bạn uống nước quá lạnh sẽ khiến bạn bị đau họng, nhức khớp và chậm nhịp tim. Đối với người có chức năng tim không tốt, khi uống nước quá lạnh sẽ kích thích dây thần kinh phế vị.
Dây thần kinh này có chức năng ổn định nhịp tim, khi nước lạnh vào cơ thể sẽ kích thích dây thần kinh này làm nhịp tim chậm chạp, gây ra các bệnh về tim như rối loạn nhịp tim và đau thắt ngực gây nguy hiểm cho cơ thể.
4. Uống quá nhiều nước sau vận động
Khi tập luyện thể dục thể thao, thân nhiệt tăng lên, cơ thể tiết ra rất nhiều mồ hôi theo đó cơ thể cũng mất nhiều chất điện giải như kali và natri.
Lúc này cơ thể sẽ cảm thấy mất nước và bạn cần bổ sung nước ngay sau đó. Uống nước để hạ nhiệt là tốt, nhưng nếu uống nước sai cách sẽ rất có hại vì nó sẽ gây ra tình trạng loãng máu.
Khi uống quá nhiều nước sau vận động máu loãng và lượng natri trong máu cũng giảm theo. Tình trạng hạ natri máu rất nguy hiểm, cơ thể bạn sẽ cảm thấy bị kiệt sức, ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn gây rối loạn ý thức, kích động và có thể lên cơn động kinh. Nặng hơn sẽ dẫn đến tử vong. Vậy nên, trong lúc tập luyện, nếu khát nước thì bạn chỉ nên uống 1 chút xíu thôi nhé!
5. Đợi khát mới uống nước hay uống nước quá ít
Uống nước quá nhiều gây hại cho cơ thể nhưng không vì thế mà bạn ỷ lại và bổ sung cho cơ thể quá ít nước. Nhiều người thường có thói quen đợi đến khi cảm thấy khát mới uống nước, nhưng điều này hoàn toàn sai lầm.
Khi cơ thể báo hiệu tình trạng khát nước là lúc nồng độ tạp chất trong nước tiểu tăng lên, nếu đợi đến khi khát nước mới uống sẽ đe dọa đến sức khỏe của thận và dễ gây ra các bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, ung thư hệ tiết niệu…
Do thói quen khát nước mới uống nên lượng nước nạp vào cơ thể quả ít, không đủ nước để cơ thể có thể chuyển hóa các chất. Ngoài các bệnh nêu trên, việc uống quá ít nước còn rất có hại đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
Vì theo các chuyên gia, nước có thể làm giảm hoặc khôi phục áp suất thẩm thấu huyết tương một cách bình thường và thúc đẩy sự bài tiết đường huyết trong cơ thể nhanh chóng ra ngoài, giúp đường huyết ổn định.
Nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể, người mắc bệnh tiểu đường có thể bị các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceto và thậm chí hôn mê do hyperosmole. Do đó, uống đủ nước là biện pháp bảo vệ cơ thể của những người mắc bệnh này.
6. Uống quá nhiều nước trước khi ngủ
Uống nước trước khi ngủ có tác dụng tốt cho hệ hô hấp, máu tuần hoàn tốt hơn từ đó khiến bạn ngủ ngon hơn, tuy nhiên nếu uống nước sai cách trước khi đi ngủ sẽ khiến bạn rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó chịu.
Nếu uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ rất dễ dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ. Theo các bác sĩ khi ngủ cơ thể của chúng ta sẽ giải phóng ra hormone chống bài niệu ADH để làm chậm chức năng thận và cảm giác buồn đi tiểu vào ban đêm.
Nếu uống nhiều nước trước khi đi ngủ, lượng nước thừa trong cơ thể sẽ đào thải vào thận, vô tình chúng ta ép thận hoạt động liên tục. Điều này làm cho hormone ADH giảm khiến cơ thể có cảm giác đầy bàng quang và phải thường xuyên thức dậy đi tiểu vào bạ đêm và khó ngủ lại. Hậu quả là sáng dậy bạn sẽ cảm thấy uể oải, mặt mũi tay chân sưng lên vì không được ngủ tròn giấc.
Làm thế nào để không uống nước sai cách?
1. Uống nước ấm vào buổi sáng
Khi mới ngủ dậy, cơ thể chúng ta đang trong tình trạng thiếu nước vì trong một đêm dài, các cơ quan vẫn hoạt động nhưng cơ thể không được cung cấp nước đầy đủ.
Sau khi ngủ dậy, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, bạn nên uống 1 ly nước ấm để giúp thanh lọc cơ thể, thải hết chất độc đã được lọc qua đêm và kích hoạt mọi chức năng trong cơ thể lấy lại năng lượng cho ngày mới. Ngoài ra, uống một cốc nước lớn vào buổi sáng còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bạn tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
2. Đừng chờ khát mới uống
Như đã phân tích ở trên, cơ thể rất cần được bổ sung nước thường xuyên, nếu khát nước mới uống thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của thận và gây ra một số bệnh khác. Do đó chúng ta nên chủ động cung cấp nước cho cơ thể bằng cách uống từ 1-2 ngụm nước và chia thành nhiều lần trong ngày.
3. Nắm rõ nguyên tắc uống nước vào 4 thời điểm
- 1 ly nước ấm sau khi thức dậy.
- 1 ly nước trước hoặc sau bữa ăn tối thiểu 30 phút, và không nên uống trong bữa ăn.
- 1 ly nước trước khi tắm.
- 1 ly nước nhỏ trước khi ngủ.
Uống nước rất tốt cho sức khỏe của mọi người nhưng uống nước sai cách cũng gây ảnh hưởng đến một số chức năng của cơ thể. Nếu các bạn biết uống nước đúng cách và đúng thời điểm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Điều gì xảy ra khi đội mũ vào mùa đông?
Đội mũ vào mùa đông không chỉ để chống lạnh mà còn mang lại những lợi ích sức khỏe không...
Người Nhật ăn gì để giảm gãy xương?
Một số chuyên gia đã phát hiện ra rằng mặc dù lượng canxi hấp thụ của người Nhật thấp hơn...
Khảo sát 36.000 người trên 40 tuổi phát hiện: Đây thời gian đi bộ mỗi ngày để tăng thêm 11...
Nếu muốn gia tăng tuổi thọ, đây là phương pháp hữu hiệu bạn nên áp dụng.
7 sai lầm trong chế độ ăn uống nên tránh để ngăn ngừa bệnh tiểu đường!
Bệnh tiểu đường là một tình trạng kéo dài suốt đời, có nghĩa là nó không thể đảo ngược được....