Uống nước quả sung có tác dụng gì?
Uống nước quả sung có tác dụng gì?
Quả sung tươi thường rất mỏng và dễ bị hỏng. Vì vậy, để bảo quản sung được lâu hơn, người ta thường mang quả sung đi phơi khô hoàn toàn. Nhờ đó, chúng ta có được loại quả sấy khô ngọt, giòn và khá bổ dưỡng, có thể dùng quanh năm. Cũng như ăn sống, uống nước quả sung có thể mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Dưới đây là những thông tin về tác dụng của quả sung được đăng trên website Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Theo y học cổ truyền:
Tác dụng: Nhuận tràng thông tiện, kiện tỳ ích vị, tiêu thũng giải độc, nhuận phế lợi hầu, bổ máu, tiêu đàm, tiêu viêm,…
Chủ trị: Kiết lỵ, bệnh trĩ xuất huyết, viêm họng, sản phụ thiếu sữa, chán ăn, viêm ruột, táo bón, sa trực tràng, ho, nổi mụn nhọt, đau nhức do phong thấp,…
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, quả sung có tác dụng ổn định đường huyết, nhuận tràng và trị viêm loét dạ dày
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Nghiên cứu trên động vật vào năm 2003 cho thấy, quả sung có tác dụng cân bằng axit béo trong máu và cải thiện độ nhạy cảm với insulin.
Điều trị các bệnh da mãn tính: Mủ từ quả sung có tác dụng loại bỏ mụn cóc và làm giảm triệu chứng của bệnh bạch biến, vẩy nến và bệnh chàm.
Nuôi dưỡng làn da: Hàm lượng vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong quả sung có thể tăng cường lưu thông máu và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.、
Điều trị rụng tóc: Hàm lượng kẽm, đồng, vitamin B, magie,… trong loại quả này có tác dụng tại tạo nang tóc, tăng số lượng tóc mọc và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Tác dụng chống táo bón: Quả sung chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất, có tác dụng nhuận tràng và hạn chế táo bón.
Điều hòa huyết áp: Hàm lượng kali dồi dào trong dược liệu có thể điều hòa huyết áp và đem lại nhiều lợi ích cho tim mạch. Bên cạnh đó quả sung còn chứa các chống oxy hóa (polyphenol), có tác dụng bảo vệ thành mạch, giảm cholesterol và ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Bảo vệ thị lực: Vitamin A trong quả sung có tác dụng bảo vệ thị lực. Bổ sung từ 3 – 5 quả mỗi ngày có thể giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.
Phòng ngừa ung thư: Hoạt chất trong quả sung có tác dụng tương tự benzaldehyde – giúp thu nhỏ và tiêu trừ khối u.
Giảm cholesterol: Dược liệu này chứa Omega 3, 6 và phytoserol, có tác dụng duy trì độ cao giãn cho mạch máu và giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
Ngăn ngừa loãng xương: Hàm lượng canxi trong quả sung cao hơn bất cứ loại trái cây nào khác. Do đó bổ sung loại quả này vào chế độ ăn có thể duy trì sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ loãng xương.
Duy trì hoạt động của hệ thần kinh: Hàm lượng magie dồi dào trong loại quả này có tác dụng duy trì hoạt động của hệ thần kinh và tăng cường cơ bắp.
Tăng cường chức năng sinh lý: Với thành phần dinh dưỡng dồi dào, quả sung có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng và kích thích sản sinh hormone. Do đó loại quả này còn giúp tăng cường chức năng sinh lý và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý như suy giảm ham muốn, rối loạn cương dương.
Bảo vệ gan: Chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa trong quả sung có tác dụng ức chế tích trữ triglyceride trong gan và hạn chế nguy cơ tăng men gan, nóng gan, xơ gan.
Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Với tác dụng nhuận tràng, quả sung có thể hỗ trợ chức năng tiêu hóa và giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Bên cạnh đó, sung còn có đặc tính chống viêm, giúp ngăn ngừa tình trạng sưng đau và sung huyết ở búi trĩ.
Kiểm soát triệu chứng của bệnh Alzheimer: Thực nghiệm trên chuột mắc bệnh Alzheimer cho thấy, quả sung làm giảm cytokine (thành phần gây viêm) và ngăn chặn quá trình thoái hóa tế bào thần kinh.
Giảm viêm họng: Chất nhầy trong quả sung có tác dụng làm dịu, giảm đau và bảo vệ niêm mạc hầu họng. Bên cạnh đó sử dụng nước ép từ quả sung còn hạn chế áp lực và giảm viêm ở dây thanh quản.
Thêm sung vào chế độ ăn của bạn
Tùy vào sở thích và hoàn cảnh của bạn mà bạn có thể lựa chọn loại quả sung nào cho phù hợp.
Quả sung khô chứa nhiều calo, đường, chất xơ, vitamin và khoáng chất hơn quả sung tươi. Có thể điều trị táo bón hiệu quả.
Quả sung tươi có nhiều vitamin C, vitamin A và beta-carotene. Sung tươi có hàm lượng calo thấp và là món ăn nhẹ tuyệt vời, bằng cách thêm nó vào món salad hay món ăn nhẹ tráng miệng.
Lá sung: Ở Việt Nam, lá sung được dùng chung với các món nem để khiến chúng đỡ ngán hơn đồng thời tăng thêm hương vị của món ăn, còn ở nước ngoài chúng thường được sử dụng để cuốn chung với thịt.
Bạn có thể thưởng thức quả sung theo nhiều cách khác nhau, nhưng do hàm lượng đường cao, nên bạn chỉ nên ăn quả sung khô ở mức độ vừa phải hoặc sử dụng chúng như một phương pháp điều trị táo bón ở nhà.
Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn bơ thường xuyên?
Quả bơ được biết đến là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe...
Bạn có biết ăn nấm đúng cách có thể mang lại những lợi ích gì?
Món ăn từ nhiều loại nấm không chỉ ngon miệng mà còn mang lại chất dinh dưỡng phong phú. Ăn...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn ăn dứa mỗi ngày?
Dứa, một loại quả mọng chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, nhưng nếu ăn mỗi ngày có...
Top những thực phẩm ‘vàng’ giúp cơ thể khỏe mạnh khi thời tiết giao mùa
Những ngày thời tiết thay đổi, bạn nên tích trữ nhiều hơn những thực phẩm này trong nhà. Chúng có...